Link Video: https://youtu.be/dZWKBXRtao4
Theo thông tin từ VOA ngày 9/5, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã đưa ra phản ứng trước việc phản đối của Việt Nam về việc phát hành đồng xu lưu niệm có in hình mà Hà Nội gọi là “cờ vàng” của Việt Nam Cộng Hòa.
Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia ở miền Nam Việt Nam, từng bị xâm chiếm bởi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc. Sau 1975, cờ của Việt Nam Cộng Hòa đã bị cấm lưu truyền ở Việt Nam.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã trả lời các phóng viên rằng, đồng xu và tem kỷ niệm này được tạo ra để tôn vinh những người Australia từng phục vụ tại Việt Nam. Thiết kế của đồng xu và tem phản ánh màu sắc của các dải huy chương phục vụ, được trao cho những quân nhân này, bao gồm Huân chương Việt Nam, được phong tặng vào năm 1968. Dải huy chương có sọc vàng của miền Nam Việt Nam ở trung tâm. Dải băng cũng có một sọc màu xanh đại diện cho Hải quân, hai sọc đỏ tượng trưng cho Lục quân và một sọc xanh nhạt cho Lực lượng Không quân.
Huân chương Việt Nam được Hoàng gia Anh thành lập vào ngày 8/6/1968 và được Thủ tướng Australia là ông John Gorton ký phong tặng. Tuy nhiên, trước đó, Việt Nam đã đề nghị phía Australia “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai” và cho rằng, việc này không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Australia.
“Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh ‘cờ vàng’, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”. Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói.
Tuy nhiên, phía Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia không nói rõ liệu họ có thu hồi hay giữ lại đồng xu lưu niệm này hay không. Điều này đang được quan tâm và chờ đợi sự giải đáp từ phía hai bên.
Nhiều người đã đặt câu hỏi, liệu việc phản đối của Việt Nam có là sự can thiệp vào nội bộ của một quốc gia khác hay không. Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, hiện sống lưu vong ở Đức, khẳng định rằng, Việt Nam chắc chắn đã “can thiệp vào công việc nội bộ của Úc”.
Việc phản đối của Việt Nam cho thấy, sự nhạy cảm của chính quyền đối với các vấn đề liên quan đến lịch sử và di sản văn hóa của mình.
Bà Nguyễn Hoàng Ánh, một Phó Giáo sư – Tiến sĩ có hơn 63.000 người theo dõi trên Facebook, viết trên trang cá nhân rằng, bản thân bà “không có cảm tình đặc biệt gì với cờ vàng”, song bà “khá ngạc nhiên” về lời phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà bà xem là “sự gay gắt … không cần thiết” này.
Từ góc độ quan sát của mình, bà Ánh thấy rằng việc Hà Nội “cao giọng” như vậy “có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tốt đẹp” của quan hệ hai nước
Trong tháng 9/2021, Royal Australia Mint đã từng phát hành đồng xu kỷ niệm để tưởng nhớ 50 năm Trận Núi Lé ở tỉnh Phước Tuy (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Thứ trưởng Bộ Ngân khố Úc Michael Sukkar cho biết, đây là sự tri ân đối với những binh sĩ Australia đã tham gia trận chiến và tất cả những người lính trong Chiến tranh Việt Nam. Ông Sukkar cũng cho rằng, việc phát hành đồng xu này là cơ hội để người Úc tưởng nhớ những người lính dũng cảm đã chiến đấu trong cuộc xung đột này.
Theo đài SBS Tiếng Việt, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, hay còn được gọi ngắn gọn là cờ vàng, được nhiều đơn vị hành chính trong cả nước Úc công nhận là lá cờ chính thức đại diện cho Cộng đồng Người Việt Tự do, cộng đồng người Việt tị nạn và con cháu của họ ở Úc.
Hơn 60.000 binh sĩ Australia đã phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, cùng với các lực lượng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, và 523 binh sĩ Australia đã hy sinh trong cuộc chiến này.
Tuy đã qua 50 năm, nhưng với Việt Nam, cuộc chiến này vẫn là một chủ đề nhạy cảm, được gọi là “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”. Chính quyền Việt Nam dường như tỏ ra rất ác cảm với lá cờ này và đã bỏ tù một số người cố tình lưu hành chúng.
Quang Minh – Thoibao.de
>>> Từ lời ông Lưu Bình Nhưỡng, “lật mặt” trò “lưu manh” của bộ máy tư pháp TP. HCM
>>> Tổng Trọng nói vậy không phải vậy, chống tham nhũng đầy những vùng cấm
>>> Toàn Đảng, một bãi thối làm sao vá?
>>> VinFast mãi vẫn chưa chịu “cai sữa”, tin xấu cho Vinhomes, VinGroup sắp hết thời?
Chặn xuất cảnh đối với người bất đồng chính kiến để trả thù