Link Video: https://youtu.be/c9m32Ob46xQ
Bloge Thiên Hạ Luận trên VOA ngày 3/6 có bài bình luận “Về vụ “xem xét” cho đại biểu mặc áo dài ngũ thân”.
Theo đó, Quốc hội Việt Nam lại trở thành đề tài phải bàn luận, sau khi ông Nguyễn Văn Cảnh – một đại biểu cho dân chúng tỉnh Bình Định – đề nghị “xem xét, đưa vào nghị quyết của kỳ họp này”, quyết định cho những đại biểu như ông được mặc áo dài ngũ thân, đội khăn đóng, khi tham dự sinh hoạt Quốc hội.
Tác giả nhận xét, ông Cảnh nêu ra đề nghị trên khi Quốc hội khóa 15 đang thảo luận về “tình hình kinh tế – xã hội”, vốn đang hết sức u ám. Đó cũng là lý do không thể đếm xuể số người bày tỏ sự bất bình, ngán ngẩm trên mạng xã hội. Có rất nhiều người mượn một ngạn ngữ “chiếc áo không làm nên thầy tu” để bình về đề nghị này.
Tác giả dẫn thông tin từ nick Dao Tuan, giới thiệu: “Ngày 20/3/2013, ảnh nộp hồ sơ xin việc. Ngay trong ngày đã có công văn tiếp nhận. Sáu ngày sau, Sở Nội vụ quyết định tuyển dụng không qua thi tuyển. Chưa đầy bốn tháng kể từ ngày nộp hồ sơ xin việc, ngày 17/7/2013, ảnh được bổ nhiệm Phó Văn phòng. Một tháng sau, ngày 15/8/2013, ảnh chễm chệ ghế Chánh Văn phòng. Thời gian tổng cộng năm tháng từ khi xin việc. Giá ảnh đừng huyên thuyên áo với xống chắc không bị đào lại vụ thăng tiến thần tốc này… Mà tôi cũng không hiểu tại sao ảnh đàng hoàng bận tứ thân vào nghị trường rồi, vẫn lại đề nghị Quốc hội xem xét cho được mặc. Chẳng lẽ nói chỉ để chứng mình với cử tri là mình biết nói?
Tác giả dẫn lý giải của nhà văn Nguyễn Quang Lập, mỉa mai rằng:
“Ông Cảnh phân tích áo dài ngũ thân có bốn thân ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, ôm lấy một thân con, tượng trưng cho người mặc. Năm cúc áo được xem tượng trưng ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) nhưng đó là áo dài ngũ thân ngày xưa, còn ngày nay nó có ý nghĩa khác. Bốn thân ngoài là tứ thân cánh hẩu – ô dù, thân hữu, bè cánh, hạt giống đỏ. Áo dài ngũ thân ngày nay không phải năm cúc mà sáu cúc: Ăn – hết – không – chừa – tí – gì. Mặc áo dài ngũ thân đó rất dễ bị lộ. Cho nên đề nghị Quốc hội đóng khố đi họp là hay nhất. Vừa không bị lộ vừa chứng tỏ con cháu vua Hùng rất bản sắc dân tộc và rất tiết kiệm điện.”
Tác giả liên hệ đến vụ việc đang nóng ở Bình Định, vì dân chúng cương quyết chống việc thực hiện Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép Long Sơn ở khu vực Lộ Diêu, thuộc xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn. Nhưng ông Cảnh chỉ quan tâm đến việc đại biểu như ông được mặc áo ngũ thân khi tham dự sinh hoạt Quốc hội, không ít người đã đem hai chuyện này so với nhau.
Tác giả dẫn lời than của nick Đặng Đại: Chú là đại biểu Quốc hội, dân làng biển Lộ Diêu đang nóng như cái lò luyện đan thì im như thóc, lại nói chuyện lạc quẻ. Đúng là tấu hài.
Từ chuyện ông Cảnh đề nghị có nghị quyết để các đại biểu Quốc hội được đội khăn đóng, mặc áo dài ngũ thân, tác giả cho biết, nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ tiếp tục bày tỏ sự ngán ngại, bất bình về chất lượng Quốc hội.
Tác giả dẫn một số bình luận, như Bàn Tuấn Năng cho rằng, “Nói về các vấn đề chuyên môn thì e khó, bị hỏi thì khó trả lời. Thôi thì cứ xoay quanh vài thứ như quần áo, trang phục. Kỳ họp này nói về áo, kỳ họp sau nói về quần, kỳ sau nữa nói về giày dép, mũ… Thế là ngon”. Hoặc giải thích như Pham Uyen Nguyen: “Khi không làm gì được về thực chất, nội dung, tất yếu là với năng lượng bị bế, người ta sẽ quay ra xả qua… hình thức. Bất lực, bực sinh…nực!” Hay thắng mắc như Nhim Xinh: “Tại sao hầu hết đại biểu Quốc hội khi phát biểu (dù rất ngắn gọn, đơn giản,…) đều phải cầm giấy để đọc. Không lẽ tư duy của họ có vấn đề?” Theo sau là những câu trả lời vừa khôi hài, vừa cay đắng như Nguyên Tống: “Theo mình thì tư duy không có vấn đề mà vấn đề là không có tư duy!”
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thông điệp của Thủ tướng Chính
>>> Liệu Việt Nam có gỡ được “thẻ vàng” IUU?
>>> Vai trò của Tập đoàn tội ác Wagner trong cuộc chiến ở Ukraine
Trung Quốc có thật sự muốn đóng vai trò hòa giải ở Ukraine?