Link Video: https://youtu.be/abAHw2-O4O8
BBC Tiếng Việt ngày 21/6 có bài “Nền báo chí Cách mạng Việt Nam có bị kiểm soát khi đưa tin vụ tấn công ở Đắk Lắk?”
Theo BBC, vụ việc hai đồn công an xã ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, bị tấn công rạng sáng 11/6 là một sự kiện an ninh quốc gia chấn động. Thế nhưng, báo chí chính thống ở Việt Nam chỉ đưa rất nhỏ giọt, với nội dung giống nhau, hầu như chỉ dẫn lại thông tin từ Bộ Công an.
BBC dẫn lời một thời sự giấu tên nói rằng, tầm khoảng 7 giờ sáng cùng 11/6, anh đã nhận được tin tức, nhưng cần chờ chỉ đạo, vì tính chất nghiêm trọng của vụ tấn công: “Mọi người đều phải chờ tin từ chính quyền, công an vì đã có chỉ đạo kiểm soát thông tin, không mở rộng, đào sâu vụ việc.”
Theo BBC, sáng sớm ngày 11/6, báo Công Thương và VnExpress đã đăng tải bản tin ngắn, tường thuật vắn tắt vụ việc, nhưng chỉ một lúc sau thì các bản tin này đều bị rút.
BBC cho biết, họ nhận được thông tin, Ban Tuyên giáo đã ra chỉ đạo rằng, báo chí phải “chấp hành TUYỆT ĐỐI kỷ luật thông tin, chỉ đăng theo tin chính thức của Bộ Công an; không mở rộng thông tin, kiểm soát chặt chẽ bình luận“.
Tới khoảng 11 giờ, theo BBC, hàng loạt báo như VnExpress, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,… đưa lại thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, và dẫn lời người phát ngôn của Bộ này là Trung tướng Tô Ân Xô, nói rằng, đang truy bắt nhóm người tấn công.
Các bản tin về vụ tấn công của các báo đều rất cơ bản, không có sự quan sát, ghi nhận từ hiện trường, hay phỏng vấn nhân chứng, mà chỉ trích dẫn từ Bộ Công an. Có thể thấy rằng, các báo tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của thượng cấp.
BBC tiếp tục đưa bằng chứng, trong bản tin thời sự lúc 19 giờ ngày 13/6, VTV đã phát đi một phóng sự đưa tin từ hiện trường, cho thấy, một số phòng ốc, xe cộ bị đốt cháy, các vết đạn bắn vào trụ sở công an. Cũng trong phóng sự này, VTV đã phát hình ảnh quay cảnh các nghi phạm khai nhận trước công an với tay bị còng. Bản tin này được các trang khác như Tuổi Trẻ, Zing, VnExpress dẫn lại toàn bộ.
Các nghi phạm được đưa lên đài truyền hình quốc gia có nhận dạng và tên tuổi là người dân tộc, họ khai tương tự nhau rằng, được hứa hẹn sẽ có cuộc sống giàu sang và được dặn “cứ thấy người là giết, xả súng“. Đồng thời, các nghi phạm cũng nói lời ăn năn, dặn dò người dân trong vùng không nên hành động giống họ.
BBC nhận xét, việc ghi hình lời khai nghi phạm và phát lên truyền hình được coi là một “thông lệ” tại Việt Nam trong các vụ án liên quan tới chính trị hoặc an ninh quốc gia. Và đây là một “thủ tục” rất giống với hành xử của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trong bản tin của mình, VTV chỉ trích dẫn nguồn của công an và vắng bóng các nguồn tin độc lập hay các ý kiến phân tích, nhận định về các khả năng, động cơ của vụ tấn công.
Vì vậy, theo BBC, mạng xã hội Facebook đã trở thành diễn đàn để các ý kiến khác nhau va chạm, cọ xát. Nhiều trí thức đã đưa ra những ý kiến về các vấn đề sắc tộc, các xung đột do lịch sử để lại ở vùng đất Tây Nguyên. Các câu hỏi về cách mà người Kinh đối xử với Tây Nguyên, cũng như chính quyền Việt Nam qua các thời kỳ đối xử với Tây Nguyên, hay các vụ tranh chấp đất đai dẫn đến biểu tình cũng được đưa ra.
BBC đã phỏng vấn, trò chuyện với năm nhà báo, một thư ký tòa soạn đang làm việc cho các tòa soạn trong nước. Tất cả đều muốn giấu tên vì lo ngại việc trả lời BBC khiến họ rơi vào rắc rối.
Hiện nay, theo BBC, Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin Truyền thông sử dụng triệt để các công cụ công nghệ mà họ có, để kiểm soát báo chí. Điều này khiến cho không gian tác nghiệp của nhà báo, của tòa soạn ngày càng thu hẹp.
Một nhà báo từ Sài Gòn nhận xét với BBC rằng, ngày càng có nhiều tổng biên tập không phải là nhà báo, mà là cán bộ từ các cơ quan chủ quản hoặc có làm trong các cơ quan báo chí, nhưng không có nhiều hoạt động báo chí.
Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Lãnh đạo có tự hỏi, vì sao nông dân Thái lại giàu hơn nông dân Việt?
>>> VinFast xuất độc chiêu, dùng lối kinh doanh “tự sướng” chinh phục thế giới?
>>> Việt Nam đàn áp biểu tình ôn hòa suốt nhiều năm
>>> Tô Lâm muốn siết chặt kiểm soát ở Tây Nguyên bằng mô hình “pháo đài công an”
Nguy cơ đối với người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan