Nguy cơ đối với người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan

Link Video: https://youtu.be/4vlYl7CbeLQ

Ngày 20/6, VOA Tiếng Việt có bài “Giám đốc BPSOS: Bạo động ở Tây Nguyên “gây nguy hiểm cho người Thượng xin tị nạn’”.

Theo đó, vụ tấn công vào cơ quan công quyền ở Đắk Lắk có thể là cái cớ để chính quyền Việt Nam tăng cường đàn áp và bắt bớ ở Tây Nguyên, khiến cho những người Thượng đang chờ xin tị nạn ở Thái Lan cũng gặp nguy hiểm.

Theo VOA, cho đến ngày 20/6, đã có 74 nghi phạm bị bắt giữ, bao gồm toàn bộ những người cầm đầu vụ tấn công.

VOA dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS, tổ chức chuyên giúp đỡ người tị nạn từ Việt Nam, cảnh báo việc chính quyền Việt Nam “đang lợi dụng hành vi bạo động của một số người để đàn áp hàng loạt người Thượng ở Tây Nguyên”.

Ông chỉ ra việc “một số dư luận viên đã lên mạng nêu tên các hội nhóm đấu tranh của người Thượng, như Người Thượng vì Công Lý, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, để “tạo ấn tượng là hai nhóm này đứng đằng sau vụ bao động’”.

Nó làm cho những người tị nạn đang còn bên Thái Lan trong tổ chức Người Thượng vì Công lý có thể sẽ rất nguy hiểm, bởi vì nhà nước Việt nam có thể yêu cầu Chính phủ Thái Lan bàn giao những người này lại cho Việt Nam, viện cớ rằng, họ đang truy bắt những phần tử khủng bố”, ông Thắng lý giải.

Ông lên án giới chức Việt Nam “đã có những thông tin kích động bạo lực để khuyến khích người dân thường ra đường tham gia truy bắt những phần tử tình nghi”. “Họ cứ thấy ai mặc đồ rằn ri thì bắt giữ và đánh đập”, ông nói.
Ngoài ra, Tiến sỹ Thắng cũng bày tỏ lo ngại các nghi phạm sau khi bị bắt giữ sẽ bị “tra tấn, đối xử như con vật, xúc phạm nhân phẩm…

Vẫn theo VOA, vị Giám đốc BPSOS cho biết, tổ chức của ông ngay lập tức đã thực hiện các biện pháp bảo vệ người Thượng tị nạn. Ngay sau khi vụ việc xảy ra hôm 11/6, BPSOS đã liên lạc với giới chức Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ và các tòa đại sứ để thông báo về nguy cơ.

Một khi chính quyền Việt Nam biết quốc tế đang theo dõi thì hy vọng họ không dại dột mà manh động”, ông giải thích.
Đối với những người Thượng ở Thái Lan đang chờ xin quy chế tị nạn hay chờ đi tị nạn, ông Thắng cho biết, BPSOS đang “di dời những ai đang bị nguy hiểm”. Dấu hiệu nguy hiểm mà ông chỉ ra là “cảnh sát Thái Lan đang truy lùng”, “Việt Nam đang yêu cầu Interpol truy nã”, hay “xuất hiện những người lạ mặt nhằm bắt cóc”…

Hình: Bài trên VOA

Theo quan sát của ông Thắng, đến nay, “chưa có ai từ Đắk Lắk chạy sang Campuchia hay Thái Lan do liên quan đến vụ tấn công” mà theo giải thích của ông, có thể là do chính quyền Campuchia đang chặn bắt gắt gao tất cả những người Thượng nào trốn sang lãnh thổ của họ để mượn đường sang Thái Lan.

Theo ông Thắng, nếu một người chạy sang Thái Lan mà có hành vi khủng bố, thì BPSOS không đại diện được và Liên Hiệp Quốc cũng không bênh vực được. Ông cho rằng, quy chế tị nạn “chỉ cấp cho những ai không vi phạm nhân quyền người khác”.

Có những người dân bị cáo buộc, hoặc thân nhân của những người bị bắt đang trong vòng điều tra chưa rõ ràng, họ sợ quá mà chạy đi, thì chúng tôi vẫn lên tiếng bảo vệ cho họ, vẫn có luật sư bảo vệ cho họ”.
Về quan điểm của BPSOS đối với vụ tấn công ở Đắk Lắk, ông Thắng nói:

Chúng tôi lên án bất kỳ hành vi bạo lực nào. Chúng tôi muốn phát triển xã hội dân sự ổn định, ôn hòa. Chúng tôi không chấp nhận và chúng tôi lên án bất kỳ hành vi bạo lực nào từ phía người dân với nhau, của người dân đối với chính quyền và của chính quyền đối với người dân”.

Ông Thắng chỉ ra hai lý do “sắc tộc” và “tôn giáo” khiến người Tây Nguyện phải đi tị nạn.

Người Thượng là dân bản địa ở Tây Nguyên nhưng chính quyền nhất quyết không công nhận họ là dân bản địa mà chỉ gọi họ là dân thiểu số. Nếu là dân thiểu số thì họ có thể bị di dời đến bất cứ nơi đâu, trong khi dân bản địa phải bám trụ đất đai của tổ tiên họ. Do họ không được công nhận là dân bản địa nên đất đai họ bị chiếm nhiều”, ông nói.

Về lý do tôn giáo, ông Thắng chỉ ra rất nhiều người Thượng theo đạo Tin Lành, nhưng không được nhà nước công nhận. Chính quyền “buộc họ phải bỏ đạo, nếu không, phải tham gia vào các Hội thánh Tin lành do Nhà nước kiểm soát”.

Hình: Đến ngày 21/6, đã có 74 người Thượng Tây Nguyên bị bắt liên quan đến vụ 11/6

Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Lãnh đạo có tự hỏi, vì sao nông dân Thái lại giàu hơn nông dân Việt?

>>> VinFast xuất độc chiêu, dùng lối kinh doanh “tự sướng” chinh phục thế giới?

>>> Việt Nam đàn áp biểu tình ôn hòa suốt nhiều năm

>>> Tô Lâm muốn siết chặt kiểm soát ở Tây Nguyên bằng mô hình “pháo đài công an”

Xã hội biết tiếp nhận chỉ trích mới có khả năng giải quyết vấn đề