Link Video: https://youtu.be/QKMTrXvLZk4
Ngày 20/6, trên Facebook cá nhân của bác sĩ Võ Xuân Sơn có bài “Xã hội nào cũng có vấn đề”.
Bác sĩ Sơn, tác giả bài viết cho rằng, đọc câu chuyện về lịch sử của số điện thoại 911 tại Mỹ, mới biết họ cũng từng có những vấn đề y như chúng ta.
Bác sĩ cho biết, câu chuyện kể về vụ một kẻ đã đâm một phụ nữ 28 tuổi vào lúc 3 giờ sáng ngày 13/3/1964. 10 phút sau hắn quay lại, tiếp tục đâm, cướp tiền của cô gái và hãm hiếp cô ấy. Một giờ sau cảnh sát mới đến và người phụ nữ kia đã chết trên đường đi cấp cứu.
Khi câu chuyện được đưa ra công luận, người ta nhận thấy việc chậm trễ là do không có một đường dây tiếp nhận các cuộc gọi khẩn cấp, mỗi đồn cảnh sát 1 số điện thoại, tra cứu khó khăn, gọi cũng khó khăn. Tới năm 1967, ba năm sau vụ án, Ủy ban Chấp pháp và Tư pháp, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Lyndon Johnson, ra báo cáo kết luận, cả nước cần thiết lập một số điện thoại khẩn cấp duy nhất.
Sự khác biệt giữa nước Mỹ và chúng ta, theo bác sĩ, là họ thấy vấn đề, và tìm cách giải quyết vấn đề. Ban đầu, nhiều quan chức tại địa phương đã cùng chung sức trong chiến dịch mang tầm quốc gia, nhằm kêu gọi xây dựng quy trình phản ứng khẩn cấp thống nhất. Sau đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ hợp tác với Công ty truyền thông AT&T, để chọn số điện thoại cho đường dây khẩn cấp này. Rồi, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật công nhận 911 là số điện thoại khẩn cấp quốc gia. Ngày 16/2/1968, cuộc gọi 911 đầu tiên được thực hiện.
Bác sĩ cho rằng, đồng ý là xã hội nào cũng có những vấn đề của nó. Nhưng một xã hội biết tiếp nhận sự chỉ trích, sự phản biện, mới có khả năng nhận thức vấn đề và giải quyết nó. Cứ thử tưởng tượng, nếu những phản ứng xã hội của vụ này mà xảy ra ở ta vào thời đương đại, thì câu chuyện sẽ ra sao.
Đầu tiên là sự chỉ trích cảnh sát đến trễ. Có thể sẽ có nhiều người bị mời, hay triệu tập, vì tội nói xấu cảnh sát. Rồi trên mạng sẽ tràn ngập các bài viết nói về những khó khăn, vất vả của cảnh sát, về sự hi sinh cao cả của các anh, vợ con, cha mẹ, và có khi cả dòng họ của các anh. Rồi sẽ xuất hiện những bài báo qui kết những người nói rằng cảnh sát chậm trễ tội phản động, tội tiếp tay cho các thế lực thù địch.
Trong câu chuyện trên, bác sĩ cho biết, tờ báo đưa tin vụ án có một số chi tiết sai. Vậy nhưng, ý nghĩa cốt lõi của thông điệp vẫn được nhiều người quan tâm và từ đó tạo ra phản ứng xã hội. Ở ta, những chi tiết sai rất có thể sẽ bị dính chưởng 331, và chẳng ai còn dám phản ứng gì, thì làm sao mà có cái số 911 như họ.
Bác sĩ hình dung cách thức mà cái Ủy ban của ta, tương tự như cái Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, hành động. Họ sẽ định ngày họp. Nội việc này cũng có khi mất cả năm. Đến khi họp, họ sẽ đưa ra một nghị quyết, và chờ cơ quan cấp ủy duyệt. Sau đó, nghị quyết phải được đưa cho 7749 cơ quan xem xét, góp ý, rồi lại đưa cho cấp trên phê duyệt. Có lẽ phải vài cái kế hoạch 5 năm nó mới lên tới Quốc hội.
Ra tới Quốc hội, nó phải được vô số ủy ban thông qua, có khi cũng vài nhiệm kì nó mới được đưa vô nghị trình. Khi vô nghị trình rồi thì sẽ có ông bà Nghị nào đó bảo, làm gì mà có số, tài nguyên số hạn hẹp, còn phải để phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng toàn dân, chứ ba cái vụ lẻ tẻ mà đòi hỏi. Rồi hằng hà sa số ý kiến nói về tác hại của việc tạo ra một con số, rằng sẽ có kẻ lợi dụng gọi vô đùa giỡn, lừa đảo…
Bác sĩ kết luận, thôi, tưởng tượng thêm nữa thì nó vô chừng. Mà đây là bác sĩ đang tưởng tượng theo hướng tích cực. Chứ ở ta bây giờ làm gì có ai phản ứng với những việc kiểu như vậy đâu, mà có những phản ứng tiếp theo.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Lãnh đạo có tự hỏi, vì sao nông dân Thái lại giàu hơn nông dân Việt?
>>> VinFast xuất độc chiêu, dùng lối kinh doanh “tự sướng” chinh phục thế giới?
>>> Việt Nam đàn áp biểu tình ôn hòa suốt nhiều năm
>>> Tô Lâm muốn siết chặt kiểm soát ở Tây Nguyên bằng mô hình “pháo đài công an”
Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày càng bị kiểm soát chặt hơn