Link Video: https://youtu.be/GqAKPPWMbVM
Trang Đất Việt ngày 30/6 có bài “Bao giờ công an thôi “làm chuyện ruồi bu”?” của tác giả, luật sư Trần Đình Dũng.
Luật sư Trần Đình Dũng cho rằng, chúng ta không nên cổ vũ cho “những việc ruồi bu” như thế.
Luật sư nhận định, có những việc, những hành động cần cổ vũ, nhưng có những việc, những hành động, thật ra rất đáng lên án mà nhiều người lại cỗ vũ.
Luật sư phân tích, trong vụ việc anh cảnh sát giao thông chạy đi rước một thanh niên ngủ quên đi thi, thật là một hành động đáng lên án, chứ không phải đáng cổ vũ tuyên dương.
Anh cảnh sát hưởng lương công chức từ ngân sách nhà nước để làm nhiệm vụ theo luật định là: Tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
Luật sư đặt câu hỏi, cớ sao anh bỏ vị trí nhiệm vụ để chạy đi chở anh chàng thanh niên kia?
Và Luật sư Dũng nêu quan điểm: Anh cảnh sát kia rất đáng bị kỷ luật.
Chàng thanh niên kia đi thi kỳ thi quốc gia. Anh phải sinh từ năm 2005 trở về trước, là người trưởng thành về sinh học, cũng đã thành niên theo luật định. Anh ta nhận thức thế nào mà “ngủ quên”, không kịp đi dự kỳ thi cực kỳ quan trọng như vậy.
Luật sư phân tích, phải nói rằng, kỳ thi này đối với anh ta là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời, làm sao có thể không để đồng hồ báo thức, để ngủ quên. Trong khi, ngày nay có quá nhiều phương tiện có thể giúp báo thức.
Thực tình, theo Luật sư, nếu một thanh niên “u mê” đến mức ngủ quên kỳ thi trọng đại trong đời như vậy, thì cũng nên cho anh ta rớt, để sang năm thi lại. Anh ta không xứng đáng tốt nghiệp.
Nếu anh cảnh sát bỏ vị trí công tác mà chở một người cấp cứu vào bệnh viện thì đó là một hành động rất đáng hoan nghênh.
Nhưng anh cảnh sát đi chở thanh niên ngủ quên kỳ thi, thì đó rõ ràng là một hành động chẳng đáng hoan nghênh chút nào, có thể nói, đó là hành động mà trong dân gian hay nói “làm chuyện ruồi bu”, theo quan điểm của Luật sư Trần Đình Dũng.
Ở Việt Nam, cảnh sát giao thông đã nhiều lần “diễn” việc dẫn cụ già, em bé qua đường, chở người, chở hàng giúp người bán hàng rong, giúp dân gặt lúa, sửa nhà, giúp thí sinh đến trường thi… trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, có lẽ vì hình ảnh người “Công an Nhân dân” đã trở nên quá xấu xí qua các vụ đàn áp dân oan, đàn áp người bất đồng chính kiến, qua các vụ ăn bẩn, hoặc vụ trộm dê mới đây…, mà cũng có thể vì vụ Cư Kuin khiến lãnh đạo ngành hiểu ra, dân đã chán ghét công an như thế nào; hoặc những lý do gì đó mà dân không rõ, nên năm nay, ngành công an muốn lấy lại hình ảnh người “cảnh sát thân thiện”, “vì dân”. Cho nên, mùa thi năm nay các chiến sĩ ngành đã “diễn” hơi quá lố, khi mà có cả một loạt trường hợp “ngủ quên” được công an đem xe đặc chủng đến tận nhà đưa đi thi.
Tuy chuyện xảy ra ở nhiều địa phương khác nhau, cách xa nhau mấy tram cây số, nhưng “kịch bản” khá giống nhau. Đó là, giờ điểm danh, hội đồng thi phát hiện thiếu thí sinh nên nhờ cảnh sát giao thông sử dụng xe đặc chủng chạy đến nhà, gọi thí sinh đang ngủ nướng dậy và chở đến trường thi vừa kịp trước giờ thi chỉ vài phút.
Câu chuyện xảy ra ở trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ, huyện Đắk Tô, tỉnh Kom Tum, giống y chang câu chuyện ở trưởng Trung học Phổ thông Sơn Hà, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, và nó cũng giống câu chuyện ở trường Trung học Phổ thông Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam… Điểm khác nhau của những câu chuyện này chỉ là tên nhân vật, giới tính và địa danh.
Điều khôi hài là những câu chuyện “đẹp đẽ” này lại bị dân cư mạng lật tẩy, khi tung lên những “hình ảnh hậu trường”, cho thấy dàn phóng viên, cán bộ ngành, chờ sẵn…
Có lẽ, ngành công an nên thuê các đạo diễn phim truyện, phim truyền hình, để sáng tạo thêm nhiều kịch bản, nhiều tình tiết, cho thêm phần sinh động, hấp dẫn.
Chúc Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Quan hệ “mèo Tàu – chuột Việt”, “chuột” vào hang ổ “mèo” thì ngoại giao kiểu gì được?
>>> Thêm một người bị bắt vì Điều 331
>>> Lính tráng hổ báo mất lòng dân, ông Tô cho lính dựng “trò mèo”!
Mối nguy của tình trạng tham nhũng ngân sách quốc phòng