Giai đoạn “lật kèo” của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ xảy ra khoảng 1 năm trước khi diễn ra Đại hội 12. Chuyến đi của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh vào tháng 4/2015 đã xác định một điều, Cục Tình báo Hoa Nam sẽ hỗ trợ ông Tổng Bí thư củng cố quyền lực.
Ở Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã 72 quá tuổi để ngồi lại trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, ông Trọng lại nặn ra cái gọi là suất đặc biệt để được ở lại Bộ Chính trị, tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Dũng thì bị đá văng ra khỏi Bộ Chính trị, mặc dù ông Dũng nhỏ tuổi hơn. Với cách làm như vậy, những ai có tham vọng đều hiểu, ông Tổng Bí thư không dễ dàng gì từ bỏ quyền lực.
Đại hội 12 kết thúc ngày 28/1/2016, thì ngay ngày hôm sau, ông Tập Cận Bình cử đặc phái viên của ông là Tống Đào đến Hà Nội làm việc. Đây được xem là sự bảo chứng của ông Tập cho vị trí vững bền của ông Nguyễn Phú Trọng.
Còn về phần ông Nguyễn Tấn Dũng thì sau khi bị loại khỏi vũ đài chính trị, ông kịp cài lại một số tay chân của ông, trong đó có thể kể đến như Đinh La Thăng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình. Trừ bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã là Ủy viên Bộ Chính trị vào năm 2013, còn lại 3 người kia đều vào Bộ Chính trị và giành được những vị trí quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là phận nữ nhi, bà cũng không đủ lực để mà “kịch chiến” với ai, nên bà Ngân ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội đến hết nhiệm kỳ rồi rút êm, mà không bị dính “thương tích” gì trong cuộc đấu đá khốc liệt này. Ông Nguyễn Phú Trọng nhìn thấy nguy cơ tiềm ẩn trong con người Đinh La Thăng. Ông Đinh La Thăng là người ăn to nói lớn, rất tham vọng và dám “làm liều”. Ngược lại, Đinh La Thăng cũng thấy, còn Nguyễn Phú Trọng thì sự nghiệp chính trị của ông Thăng khó lên cao.
Ngoài ông Đinh La Thăng, thì Trần Đại Quang cũng chẳng ưa gì Nguyễn Phú Trọng. Ông Quang rất có tham vọng, tuy nhiên, việc bị đưa vào chiếc ghế Chủ tịch nước hữu danh vô thực cũng là điều mà ông này chẳng mong muốn gì.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng chiếm giữ suất đặt biệt cho thấy, ông có tham vọng quyền lực quá lớn. Bên cạnh ông Trọng, có Đinh Thế Huynh cũng nuôi hy vọng thay thế ông Tổng. Có vẻ như, ông Tổng nhìn ra nên đã tung tin theo đường “cửa sau”, cho báo chí lề trái rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nắm chức Tổng Bí thư nửa nhiệm kỳ 2, rồi trao lại cho Đinh Thế Huynh. Tuy nhiên, người như Đinh Thế Huynh không phải là kẻ dễ bị lừa, ông Huynh cũng nhìn thấy sự dối trá trong con người ông Trọng. Không đời nào ông Trọng nhường chỗ cho Đinh Thế Huynh được.
Đinh La Thăng, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, là 3 con người có tham vọng lớn, và cả 3 người này đều thấy ông Nguyễn Phú Trọng chính là cản lực lớn đối với sự nghiệp chính trị của họ. Cho nên, cả 3 người này tạo thành một liên minh mà chúng tôi tạm gọi là “liên minh tạo phản”, những người này quyết được ăn cả ngã về không. Những người này muốn loại ông già Nguyễn Phú Trọng ra khỏi vũ đài chính trị, như ông Trọng đã từng làm với đối thủ chính trị của ông.
Lại nói về ông Nguyễn Phú Trọng, từ khi loại được Nguyễn Tấn Dũng, thì thế và lực ông Trọng hoàn toàn khác, kẻ thù lớn nhất trên vũ đài chính trị đã bị loại. Việc còn lại của ông Nguyễn Phú Trọng là dựa vào thế lực đã giúp ông trước đó, giờ ông tiếp tục nhờ họ để “dọn rác”. Bởi với cách chiếm giữ quyền lực như thế, ông Trọng đã gây thù chuốc oán với không biết bao nhiêu người. Trong khi đó, ông Trọng không nắm được Tổng Cục Tình báo Quân đội (tức Tổng Cục 2), thì làm sao ông Trọng vững được? Ông Trọng phải tìm một lực lượng tình báo đối trọng, và đó là cách mà ông giành và giữ quyền lực.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160125_dac_phai_vien_cua_tap_can_binh_tham_vietnam