Bộ trưởng Bộ Tài chính là vị trí cực kỳ quan trọng, được xem là người “giữ két sắt” của Chính phủ. Hầu hết, những khoản tiền rót về địa phương phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính xét duyệt. Nếu Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ tướng thuộc cùng một nhóm lợi ích, thì có thể nói, nguồn ngân sách Chính phủ có thể bị nắn dòng để phục vụ cho nhóm.
Sau Đại hội 11, bất ngờ, ông Vương Đình Huệ lên làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông này nhảy vào chiếc ghế Bộ trưởng của một Bộ quan trọng trong Chính phủ, mà không “thuần phục” sếp trực tiếp là Thủ tướng. Vào tháng 5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng muốn giới thiệu Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị. Nếu ông Huệ vào được Bộ Chính trị lúc đó, thì có thể ngồi lại Chính phủ, để “cương” với Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, ngày 11/5/2013, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đá văng Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh, và thay vào đó là Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân vào Bộ Chính trị.
Dù được ông Tổng Bí thư đỡ đầu, nhưng ông Vương Đình Huệ vẫn phải rút lui, bởi chỉ với vị trí Ủy viên Trung ương Đảng, thì không đủ “cứng” trước Nguyễn Tấn Dũng. Đến ngày 23/5/2013, Vương Đình Huệ rút lui khỏi Chính phủ để về Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.
Lúc đó, ông Trọng khôi phục lại Ban Kinh tế để bố trí cho Vương Đình Huệ ngồi tạm để chờ thời. Còn phía Nguyễn Tấn Dũng, sau khi đẩy được Vương Đình Huệ ra khỏi Chính phủ, thì ông Dũng nâng Đinh Tiến Dũng lên thay. Đinh Tiến Dũng làm việc ăn ý với Nguyễn Tấn Dũng hơn, và Đinh Tiến Dũng thuộc loại người “dễ bảo” đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hơn là kẻ “cứng đầu” Vương Đình Huệ.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và Đinh Tiến Dũng đều là người có quen biết với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Cho đến khi Đinh Tiến Dũng lên thay Vương Đình Huệ, thì quyền lực ngầm của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn mới thực sự mạnh lên. Chính bà Nhàn là người xin được Nguyễn Tấn Dũng – Đinh Tiến Dũng những quyết định xuất ngân sách hỗ trợ cho các tỉnh. Và nhờ vào thứ quyền lực ngầm này, mà bà Nhàn đi đến đâu cũng đều lấy được dự án một cách dễ dàng. Đây là mối quan hệ có qua có lại.
Bí thư tỉnh nhờ bà Nhàn xin Trung ương xuất ngân sách hỗ trợ, ngược lại, tỉnh phải dọn đường cho bà Nhàn trúng thầu những dự án có vốn ngân sách của tỉnh. Dù có quyền lực giúp đỡ cho tỉnh, nhưng bà Nhàn vẫn chơi rất đẹp, vẫn xuất tiền để hối lộ từ bí thư tỉnh trở xuống, mà không đề cập gì đến những sự giúp đỡ tỉnh, để lấy tiền từ Trung ương.
Chơi đẹp, có tài ngoại giao (có người cho rằng bà Nhàn có nghiệp vụ) và ăn nói cuốn hút, bà Nhàn đã kết nối nhiều mối quan hệ lớn. Một khi bà Nhàn quen được Thủ tướng, thì tất nhiên bà cũng sẽ làm quen hết những cánh tay đắc lực của Thủ tướng. Khi bà Nhàn đã quen được bí thư tỉnh, thì thế nào bà Nhàn cũng quen hết ê kíp thân cận đang làm việc dưới quyền bí thư tỉnh. Chính vì điều đó, sau nhiều năm hoạt động, AIC đã rút ruột không biết bao nhiêu tiền từ ngân sách.
Từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Cục Tình báo Quân đội thân với Thủ tướng, nên cũng từ đó, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn xâm nhập sâu vào cơ quan tình báo này, và giữ mối quan hệ cho đến ngày hôm nay. Không phải bà Nhàn chỉ xâm nhập vào nguồn ngân sách của Chính phủ và các tỉnh thành trên cả nước, mà bà còn xâm nhập vào cả nguồn ngân sách khổng lồ của Bộ Quốc phòng.
Hiện nay, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được xem là đầu mối để phe ông Tổng Bí thư khui ra đối thủ. Ông Tô Lâm bắt được Kế toán trưởng AIC Đỗ Văn Sơn là một lợi thế, tuy nhiên, nhân vật quan trọng nhất vụ án là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Hiện nay, nơi ở của bà Nhàn không chỉ được mình bà bảo vệ, mà cả Tổng Cục 2 cũng phải bảo vệ bà. Bởi chính bà mới biết những bí mật động trời trong Chính phủ, trong các cơ quan cấp tỉnh, và cả trong Bộ Quốc phòng.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)