Link Video: https://youtu.be/MbanI0QEiKA
Theo thông tin mới nhất từ báo RFA ngày 19/7, đưa tin tiếp tục về sự kiện Việt Nam tăng cường quản lý các chương trình video trực tuyến (live stream) trên mạng xã hội.
RFA phỏng vấn các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng, đây là sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người cơ bản, trong đó có quyền tự do biểu đạt và thông tin.
Trước đó, Bộ Thông Tin & Truyền Thông Việt Nam (Bộ TT&TT) đã bổ sung nhiều quy định nhằm quản lý hoạt động livestream trong một dự thảo Nghị định mới. Trong đó, cơ quan này đề nghị bổ sung quy định về việc cấp phép cho người sử dụng mạng xã hội muốn phát video trực tuyến, do lo ngại hình thức này ảnh hưởng xấu đến xã hội
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch (HRW) nói với RFA rằng, Việt Nam đang vi phạm trắng trợn tiền đề cơ bản của quyền tự do ngôn luận và hành động này là một chiến thuật để theo đuổi mục tiêu áp đặt kiểm duyệt truyền thông nghiêm ngặt hơn.
Một nhà hoạt động ẩn danh khác tại Sài Gòn cho RFA biết: Nếu nghị định này được thực thi, người dân sẽ mất đi một phương tiện biểu đạt. Quyền biểu đạt của người làm livestream bị vi phạm nặng nề, quyền được thông tin của người xem cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Luật An ninh mạng đã vi phạm quyền con người, đến nghị định này còn tiếp tục vi phạm hơn nữa quyền tự do ngôn luận của nhân dân Việt Nam.
Nhà bất đồng chính kiến JB Nguyễn Hữu Vinh, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng có cùng nhận định như trên khi chia sẻ với RFA: “Theo tôi dự thảo nghị định là nỗi sợ hãi của nhà quyền Việt Nam trước việc phát triển nhanh chóng của mạng xã hội. Và điều đó thể hiện tư duy, khi không quản được thì cấm. Nói một cách khác, đó là sự thể hiện yếu kém, sự thất bại và cái sự kéo níu lại những tiến bộ xã hội, cái đã đem lại lợi ích hạnh phúc của người dân. “
Ông JB Nguyễn Hữu Vinh cũng cho rằng, tin giả, tin độc hại chủ yếu đến từ bộ máy tuyên truyền của nhà nước độc đảng ở Việt Nam, chứ không phải đến từ Mạng xã hội. Ông nói rằng, tin fake nhiều nhất đến từ hệ thống báo chí từ hệ thống loa truyền thông truyền hình rồi từ hệ thống của Đảng và Nhà nước. Bởi vì nó đã trải qua sự nhào nặn theo sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và trong đó chứa đựng những sự giả dối.
Theo tờ trình được Bộ TT&TT gửi Chính phủ, chỉ các mạng xã hội có giấy phép (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream).
Nói về sự khả thi của yêu cầu phải xin phép khi livestream, chuyên gia về công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu từ Úc, cho RFA biết “về phương diện kỹ thuật, Việt Nam khó có thể thực thi được việc buộc người dùng đăng ký chương trình livestream vì “Chính phủ Việt Nam không kiểm soát hệ thống của các mạng xã hội bên ngoài quốc gia. Cùng lắm thì họ yêu cầu các mạng xã hội gỡ bỏ thông tin hoặc yêu cầu khoá tài khoản/xoá tài khoản như họ đã từng làm.”
RFA phỏng vấn một nhà bình luận chính trị ẩn danh ở Hà Nội, nói rằng, nếu phải xin phép sẽ lại đẻ ra yếu tố xin-cho, tạo điều kiện cho tham nhũng trong khi nhà nước đang phát động cả một cuộc chiến chống tham nhũng. Các chính sách như vậy của Việt Nam sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, không hiệu quả.
Thời gian gần đây, nhiều nhà hoạt động, bloggers, giới bất đồng sử dụng công cụ này để thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do biểu đạt, quyền tự do ngôn luận mà theo họ được Hiến pháp quy định; thế nhưng họ đã bị bắt rồi bị án tù với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước…” theo các điều gồm 117, 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Giải cứu chuyến bay giải cứu, bị biến thành “dê tế thần”!
>>> Khui AIC tại thành Hồ mà không lôi được Hai Nhật là thất bại của ông Tổng!
>>> Nhóm “tạo phản” thất thế vì tình báo phương Bắc. Tổng Trọng ra tay thanh trừng
>>> Bàn tay kìm hãm phát triển, Đảng nhận vơ thành quả!
Công an sơ hở hay “thẳng thắn” trong vụ Đường Văn Thái?