Campuchia: Hun Sen tuyên bố thắng cử.

Link Video: https://youtu.be/DNwxENOz5IA

Theo Báo Đất Việt đưa tin ngày 24/7 đưa tin, Đảng của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử hôm Chủ nhật 23/7.

Đây là một cuộc bỏ phiếu bị các nhà phê bình rộng khắp bác bỏ vì cho rằng đây là một sự giả tạo nhằm củng cố sự cai trị của đảng trước khi dự kiến chuyển giao quyền lực cho con trai cả của ông.

Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen, một gã khổng lồ chính trị, không phải đối mặt với một đối thủ đáng kể nào sau cuộc đàn áp tàn nhẫn kéo dài nhiều năm đối với các đối thủ của mình.

Cuộc bầu cử đã kết thúc với tỷ lệ cử tri đi bầu là 84%, theo ủy ban bầu cử, với 8,1 triệu người bỏ phiếu trong cuộc tranh cử bị nhiều chỉ trích giữa CPP và 17 đảng ít tiếng tăm và không giành được ghế nào trong cuộc bầu cử trước đó vào năm 2018.

Đối thủ duy nhất có sức mạnh thực sự đã bị truất quyền tranh cử.

Người phát ngôn của CPP Sok Eysan cho biết: “Chúng tôi đã thắng vang dội… nhưng chúng tôi chưa thể tính được số ghế”.

Nhà độc tài Hun Sen, người đã cai trị Campuchia 38 năm, đã phớt lờ mọi lo ngại của phương Tây về độ tin cậy của cuộc bầu cử, kiên quyết ngăn chặn bất kỳ trở ngại nào trong quá trình chuyển giao quyền lực được cân nhắc cẩn thận cho người kế vị là con trai cả, Hun Manet.

Không có khung thời gian nào được đưa ra cho việc bàn giao khi Hun Sen hé lộ rằng con trai mình “có thể” làm thủ tướng vào tháng tới, tùy thuộc vào “liệu Hun Manet có làm được hay không”. Ông Hun Manet cần phải giành được một ghế trong Quốc hội để trở thành thủ tướng.

Người phát ngôn của CPP Sok Eysan nói “rõ ràng là ông Hon Manet đã đắc cử”, giành được một ghế trong Quốc hội trong cuộc bầu cử, một kết quả giúp ông đủ điều kiện trở thành thủ tướng nếu được hạ viện lựa chọn.

Hun Sen nói tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao thứ hai trong ba thập kỷ đã chứng tỏ lời kêu gọi của các đối thủ chủ yếu ở nước ngoài của ông nhằm phá hoại cuộc bầu cử bằng các lá phiếu phản đối đã thất bại.

Hun Sen hé lộ rằng con trai mình “có thể” làm thủ tướng vào tháng tới, tùy thuộc vào “liệu Hun Manet có làm được hay không”.

Theo lịch trình bầu cử, kết quả bầu cử chính thức sẽ được công bố trong quãng thời gian từ ngày 9.8 đến ngày 4.9, trong trường hợp không tổ chức bầu cử lại và tùy thuộc vào việc có phát sinh đơn khiếu nại hay không“.

Hình: Đất Việt đưa tin

Hồi Tháng 5, Các cơ quan bầu cử đã loại bỏ tư cách của đảng Ánh Nến vì không có giấy tờ phù hợp.  Những người chỉ trích nói ông Hunsen đứng sau việc này.

Theo truyền thông, việc chính phủ cấm tiếp cận các nguồn thông tin đa dạng có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cuộc bầu cử và quyền tiếp cận thông tin của cử tri.

Hồi năm 2021, Chính phủ của Hunsen đã thu giấy phép của kênh truyền thông Tiếng nói Dân chủ (VOD) – cơ quan truyền thông địa phương độc lập còn sót lại của Campuchia vì phát một bản tin liên quan đến việc ông Hun Manet – hạt giống đỏ của đảng CPP – về việc Campuchia viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ. VOD lúc ấy đưa tin Đại tướng Hun Manet đã ký một thỏa thuận viện trợ trị giá 100.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ – một hành động rõ ràng là vượt quá thẩm quyền của mình. Thủ tướng Hun Sen đã cáo buộc VOD làm tổn hại đến “nhân phẩm và danh tiếng” và tấn công cá nhân ông và con trai mình.

Campuchia, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, tổ chức tổng tuyển cử 5 năm một lần.

Tuy nhiên, Hun Sen, một trong những nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất thế giới, đã nắm giữ quyền lực trong 38 năm.

Hun Sen cũng đã ra lệnh đóng cửa hãng thông tấn độc lập nổi tiếng duy nhất của đất nước vào tháng Hai.

Trong cuộc bầu cử năm 2018, ông đã sử dụng Tòa án Tối cao để giải tán Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) một năm trước cuộc bầu cử.

Tháng trước, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các quốc gia như Úc, Nhật Bản và các nước thành viên EU nêu lên những lo ngại về các hành vi lạm dụng nhân quyền.

Quang Minh

>>> Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó thành hiện thực.

>>> Ổ tham nhũng trong vụ án “chuyến bay giải cứu”

>>> “Suy đoán có tội” sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm

>>> Việt Nam là một “Châu Á bệnh phu”

Chùa Ba Vàng “choảng” nhau với Bộ Tài Chính.