Chùa Ba Vàng “choảng” nhau với Bộ Tài Chính.

Link Video: https://youtu.be/I2eg2i8cmOo

Theo thông tin từ RFA ngày 23/7, Bộ Tài chính Việt Nam báo cáo chùa Ba Vàng không có báo cáo tiền công đức, nhưng chùa Ba Vàng lại cho rằng thông tin này là “không đúng”.

Theo đó, ngày 23/7 chùa Ba Vàng ra thông cáo phản bác lại việc Bộ Tài chính nói chùa Ba Vàng không báo cáo tiền công đức.

RFA trích thông cáo của chùa Ba Vàng nói rằng: “Báo cáo của Bộ Tài Chính là không đúng, thực tế không hề có một đoàn kiểm tra nào đến chùa Ba Vàng trực tiếp kiểm tra việc thu chi tiền công đức. Chùa Ba Vàng cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào yêu cầu nhà chùa phải nộp báo cáo thu chi tiền công đức.”

Như vậy, không đoàn nào đến kiểm tra, không có yêu cầu nhà chùa nộp báo cáo thu chi tiền công đức thì cơ sở đâu mà cho rằng: chùa Ba Vàng không báo cáo thu chi tiền công đức?“, thông cáo của chùa Ba Vàng viết.

Trong khi đó, ngày 23/7, đại diện Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, nội dung thông tin chùa Ba Vàng không báo cáo về vấn đề thu, chi tiền công đức là Bộ Tài chính báo cáo trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh. UBND tỉnh tổng hợp từ thành phố Uông Bí. UBND thành phố Uông Bí có văn bản yêu cầu 50 di tích báo cáo, trong đó có chùa Ba Vàng nhưng không nhận được báo cáo của một số di tích.

Chùa Ba Vàng nói không được yêu cầu báo cáo là không đúng“, đại diện Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp chia sẻ đồng thời cho biết thêm, Bộ Tài chính chỉ kiểm tra 4 di tích và UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ kiểm tra một số di tích.

Theo báo chí trong nước, vào ngày 23/5, UBND Thành phố Uông Bí ra văn bản về việc kiểm tra quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử- văn hóa, đình chùa trên địa bàn thành phố. Ban Trị sự Chùa Ba Vàng là một trong những nơi nhận văn bản này do UBND TP Uông Bí gửi đi.

Một nội dung trong văn bản gửi cho Ban Trị sự Chùa Ba vàng là trước ngày 15/6 phải có báo cáo nội dung quản lý tiền công đức tại chùa này.

Vào ngày 21/7 vừa qua, Bộ Tài chính gửi báo cáo đến Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái của Chính phủ Hà Nội về kết quả thực hiện thí điểm công tác kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử- văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, và đề xuất kế hoạch kiểm tra tương tự trên phạm vi toàn quốc.

Hình: RFA đưa tin

Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, Bộ Tài chính cho biết còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo. Trong đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí thuộc di tích cấp tỉnh, được đánh giá có số thu công đức tốt.

Theo Bộ Tài Chính, Chùa Ba Vàng không báo cáo tiền công đức, Yên Tử thu có 3,7 tỷ/năm. Bộ này cũng nói rằng họ băn khoăn về tính khách quan trong việc tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức tại Chùa Ba Vàng, vì có những khoản công đức khác dưới hình thức đặt lễ, chuyển khoản không được phản ánh trong báo cáo gửi cho Đoàn kiểm tra

Chùa Ba vàng do Đại Đức Thích Trúc Thái Minh đứng đầu. Ông được nhiều người biết đến trong vụ cúng “oan gia trái chủ” bị báo chí phát giác hồi năm 2019. Báo Nhà nước đã có những điều tra được công bố công khai, xác định chùa Ba Vàng đã tổ chức “giải vong” cho hàng ngàn người, thu mỗi năm hàng trăm tỷ đồng từ người đến “thỉnh vong”.

Sau khi vụ việc bị phát giác, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã bị bãi nhiệm tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và phải sám hối đại tăng.

Vào năm 2022, Chùa Ba Vàng lại gây “bão” trên mạng xã hội nhân ngày lễ Vu lan báo hiếu được tổ chức tại chùa. Các hình ảnh và video cho thấy Đại đức Thích Trúc Thái Minh cùng các đệ tử liên tục gom tiền cúng dường của các phật tử nhân lễ này.

Sau đó, giới chức thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã yêu cầu gỡ những video hoạt động cúng dường ở chùa Ba Vàng khỏi mạng xã hội vì gây ảnh hưởng không tốt.

Xuân Hưng

>>> Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó thành hiện thực.

>>> Ổ tham nhũng trong vụ án “chuyến bay giải cứu”

>>> “Suy đoán có tội” sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm

>>> Việt Nam là một “Châu Á bệnh phu”

Đảng không dám thừa nhận tình hình kinh tế bi đát.