Link Video: https://youtu.be/T2gNfmXumlM
Ngày 24/7, báo Người Việt có bài “Chùa Ba Vàng phản đối Bộ Tài chính vụ báo cáo tiền công đức”.
Theo đó, nhà sư Thích Trúc Thái Minh yêu cầu Bộ Tài chính “kịp thời giải thích sự việc trước công luận”, đồng thời đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông “xem xét việc đưa tin sai sự thật của báo chí”.
Báo Người Việt cho biết, chỉ một ngày sau khi bị Bộ Tài chính Việt Nam bêu tên trên các báo, vì “không báo cáo thu chi tiền công đức”, chùa Ba Vàng của nhà sư Thích Trúc Thái Minh đã phát đi thông cáo phản đối vụ này.
Theo báo Người Việt, tiền công đức được hiểu là “doanh thu” màu mỡ từ bá tánh, của các đền chùa tại Việt Nam, nhất là vào các dịp lễ Tết, với lượng người viếng chùa lên đến hàng vạn. Để “tăng thu,” nhiều đền chùa ở Việt Nam nhận tiền công đức tại hòm và đồng thời qua mã QR.
Tờ Tuổi Trẻ cùng một số báo khác dẫn nguồn từ Bộ Tài chính, cho rằng, chùa Ba Vàng “không báo cáo tiền công đức”, và rằng, “chùa Ba Vàng được đánh giá có số thu công đức tốt”. Đánh giá này ám chỉ, chùa Ba Vàng có “doanh thu” từ tiền công đức khá hơn so với nhiều chùa khác ở Việt Nam. Báo Người Việt cho hay.
Bên cạnh đó, báo Người Việt dẫn trang tin Phật Sự Online của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hôm 23/7, thông cáo của chùa Ba Vàng viết:
“Việc báo chí đưa tin chùa Ba Vàng không báo cáo thu chi tiền công đức là hoàn toàn sai sự thật, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín của chùa Ba Vàng nói riêng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung.”
“Việc thông tin như trên gây hiểu nhầm chùa Ba Vàng có hành vi cố ý chống đối pháp luật của nhà nước”, thông cáo nhấn mạnh.
Báo Người Việt cũng dẫn lời nhà sư Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, khẳng định, “không nhận được bất kỳ văn bản nào yêu cầu phải nộp báo cáo thu chi tiền công đức”.
Do vậy, theo Người Việt, chùa Ba Vàng yêu cầu Bộ Tài chính “kịp thời giải thích sự việc trước công luận”, đồng thời đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông “xem xét việc đưa tin sai sự thật của báo chí”.
Lời yêu cầu và đề nghị của chùa Ba Vàng đối với hai bộ thuộc Chính phủ khá mạnh mẽ, khác hẳn với sự nhún nhường, hạ mình trước cơ quan công quyền, thường thấy ở Việt Nam. Có vẻ như, chùa Ba Vàng “không ngán” các cơ quan quyền lực, sẵn sàng “chiến” tay bo với họ. Điều này dễ dẫn tới nhưng suy diễn như, phải chăng, chùa Ba Vàng và sư Thích Trúc Thái Minh có một thế lực chống lưng nào đó?
Báo Người Việt tiếp tục cho biết, liên quan vụ này, hồi tháng 3, ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “kiểm tra tổng thể vấn đề quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử – văn hóa, đình chùa trên phạm vi toàn quốc”.
Báo Người Việt dẫn báo báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc rà soát tiền công đức được “thí điểm” tại tỉnh Quảng Ninh, nơi ông Chính từng làm Bí thư Tỉnh ủy thời kỳ 2011 – 2015.
Sau đó, Bộ Tài chính đã áp đặt việc thi hành một “thông tư” hướng dẫn quản lý, thu chi tiền công đức.
Theo đó, các tổ chức (đền chùa) buộc phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại để tiếp nhận tiền công đức và yêu cầu bá tánh chuyển khoản.
Đó là chưa kể mỗi khi kết thúc năm tài chính, các đền chùa đều phải lập báo cáo quyết toán giống như doanh nghiệp. Báo Người Việt cho hay.
Điều này lại dẫn tới những thắc mắc, vì sao nhà nước lại can thiệp vào hoạt động công đức của chùa chiền? Vì sao nhà chùa lại phải quyết toán giống doanh nghiệp?
Phải chăng, vì chính quyền nhận thấy khoản thu công đức này quá nhiều, quá ngon ăn, nên muốn nhảy vào tranh phần? Liệu đây có phải là cách thức để mở đường cho việc hợp thức hóa hoạt động buôn thần bán thánh? Để bù đắp cho những khoản ngân sách hao hụt vì tham nhũng?
Hoàng Anh
>>> Campuchia: Hun Sen tuyên bố thắng cử.
>>> Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó thành hiện thực.
>>> Chùa Ba Vàng “choảng” nhau với Bộ Tài Chính.
>>> Đảng không dám thừa nhận tình hình kinh tế bi đát.
Còn độc tài đảng trị thì còn tham nhũng