Vụ xử sơ thẩm chuyến bay giải cứu dự tính kéo dài 30 ngày, tuy nhiên, chỉ mới đi được nửa thời gian, thì những cái giá đã được ngã xong. Với 18 án ở khung hình phạt có án tử hình, nhưng chỉ có duy nhất một án bị đề nghị tử hình, đó là trường hợp của Phạm Trung Kiên – Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Như vậy thì, bên cơ quan tố tụng nói thách 18 án ở mức cao, nhưng có vẻ đã ngã giá xong 17 án, còn một án vẫn đang “cò kè bớt một thêm hai”. Dự tính, kết thúc phiên tòa, sẽ không có án tử nào. Đấy là trò chơi mà thôi, mà cụ thể hơn là một cái chợ, chợ đen để mua bán công lý.
Tuy nhiên, trường hợp Phạm Trung Kiên thì bộc lộ ra một điểm yếu rất lớn, mà ai cũng nhận ra. Đó là, Phạm Trung Kiên ôm hết tội của Đỗ Xuân Tuyên, và đang chờ những trao đổi, thỏa thuận đằng sau hậu trường để gỡ. Hành động bao che cho Đỗ Xuân Tuyên của Bộ Công an là không thể che đậy, vì quá rõ ràng, không thể chối cãi. Bất chấp mọi phản ánh của xã hội, sự thật lồ lộ ra như thế cũng không làm cho Bộ Công an thay đổi quyết định. Bởi khi nắm quyền sinh quyền sát trong tay, thì ai dám chỉ trích Tô Lâm? Nếu dám “ăn gan hùm” mà bảo Tô Lâm bao che cho đồng hương, thì sẽ bị tống cổ vào ngục ngay và luôn.
Lại có thông tin là Bộ Công an ăn một mình, không chia chác, nên giờ đây Viện Kiểm sát đang tấn công vào Phạm Trung Kiên. Họ công kích Phạm Trung Kiên là để cho Đỗ Xuân Tuyên phải bung. Ở đây không phải là bung bét tội trạng của ông Tuyên, mà là buộc ông Tuyên phải bung tiền cho nhóm đã tấn công vào Phạm Trung Kiên quá rát, để được buông tha, để lấp liếm sự thật. Cho đến bây giờ, dù cho bị chỉ mặt, nhưng thành trì bảo vệ Đỗ Xuân Tuyên vẫn đang rất kiên cố.
Chế độ này đã trơ tráo đến mức không còn đếm xỉa gì đến dư luận nữa. Việc Nhà nước xử vụ án này, tước lấy tiền của kẻ hút máu để “sung vào công quỹ”, mà không quan tâm đến việc đền bù cho người bị hại, là bằng chứng rõ nhất về việc chế độ này gạt dân qua bên lề. Phiên tòa này được xem là mâm cỗ cho những kẻ chiếu trên, cướp lại những gì mà kẻ chiếu dưới vừa cướp được của dân. Người dân thì cứ gào, tiền dân thì nhà nước cứ lấy, làm gì được Đảng?
Phiên tòa không còn gì để xem, công lý đã bị bán buôn và những kẻ khát máu chỉ chịu những mức án không tương xứng với tội trạng của họ. Ở những mức án có thời hạn, thì bị cáo còn nhiều dịp để chạy, đặc biệt là còn phiên phúc thẩm để cơ quan tố tụng kiếm thêm được một ít. Ngoài ra, sau phiên phúc thẩm, đến giai đoạn thi hành án thì vẫn còn cơ hội chạy giảm án, chạy ân xá. Bên trại giam cũng là một thị trường chạy giảm án, những tù nhân có tiền sẽ là đối tượng để cai ngục đem ra ngã giá. Ai bung tiền ra thì sẽ được lên danh sách cho Chủ tịch nước ký ân xá. Ai không chịu bung, thì không những bị y án, mà còn bị nhốt chung với thành phần nghiện ngập, bất hảo.
Chạy án có nhiều loại, chạy để cơ quan điều tra làm sai lệch hồ sơ, chạy cho công tố viên nương tay, chạy cho hội đồng xét xử áp hình phạt nhẹ nhất, và còn chạy để cho các bên thông cung, nhằm chạy tội. Việc chạy để các bên thông cung cần phải bung thật nhiều tiền với bên cơ quan điều tra. Nếu tự tin thông cung tốt, thì không cần phải chạy bên viện kiểm sát và bên tòa án. Tuy nhiên, chạy để được thông cung mà không chạy ở các bộ phận khác thì lại có rủi ro lớn. Vì khi bên phía viện kiểm sát không được xơ múi gì, thì họ cũng ấm ức lắm, họ phải công kích cho lòi tội, nhằm ép bên chạy án phải bung tiền cho họ. Chỉ như thế thì án sẽ nhẹ và các bên cùng có lợi.
Ở Mỹ vẫn có những vụ án mà luật sư cãi cho bị cáo từ mức án cao giảm thành mức án nhẹ hơn. Tuy nhiên, đấy là những luật sư giỏi, họ nghiên cứu hồ sơ kỹ, họ nghiên cứu cả các án lệ, để mang lại mức án thấp nhất cho thân chủ. Tuy nhiên, ở vụ chuyến bay giải cứu thì, người ta chẳng thấy luật sư giỏi đâu cả, mà chỉ thấy toàn là luật sư ăn nói ngây ngô, làm trò cười. Sân chơi này không phải là chỗ để luật sư giỏi có đất diễn, mà nó là đất diễn cho các luật sư chạy án. Chỉ thế thôi.
Thu Phương (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://plo.vn/muc-an-de-nghi-moi-nhat-voi-54-bi-cao-vu-chuyen-bay-giai-cuu-post743539.html