Người Việt ở Nhật đang thảo luận về khả năng tổ chức biểu tình, yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật phải minh bạch

Link Video: https://youtu.be/uoXZN-PNgGk

Truyền thông quốc tế ngày 4/8 cho biết, nhiều người Việt ở Nhật Bản muốn biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo vì thiếu minh bạch.

Theo đó, trong một tuần qua, trên nhóm Facebook “Tôi và S quán”, nhiều người Việt đã thảo luận và bày tỏ ủng hộ ý tưởng tổ chức một cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản, để phản đối tình trạng thiếu minh bạch về thủ tục và các loại phí.

Được biết, nhóm “Tôi và S quán” hiện có hơn 53.000 thành viên, là diễn đàn chủ yếu bàn về các khuyết điểm của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, đã hoạt động được 8 năm.

Ngày 30/7, một phụ nữ có tên Nhật Bản là Haruka Takenami, tên Việt là Hoa, đã đăng một status trong nhóm này, với tựa đề “Kho sát v mong mun biu tình ti Đi s quán Vit Nam ti Nht Bn”. Chị Hoa là người có song tịch Việt Nam và Nhật Bản.

Chị Hoa viết trên “Tôi và S quán” rằng, chị muốn khảo sát về nhu cầu biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo, để yêu cầu cơ quan này phải thực hiện công việc theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam.

Yêu cầu đầu tiên là Đại sứ quán phải “công khai dán thông báo mc biu phí, l phí dch v theo quy đnh, kèm t giá quy đi t đng đô la M sang đng Yen ti ca, và thu phí theo đúng quy đnh”.

Yêu cầu thứ hai là Đại sứ quán phải “tr kết qu kèm hoá đơn/biên lai hp l theo quy đnh ca Nhà nước cho tt c các công dân làm dch v trc tiếp hoc theo đường bưu đin”.

Yêu cầu thứ ba là phải “g b t thông báo cm s dng camera đang được dán trước ca dch v”. Bởi theo chị Hoa: “công dân có quyn giám sát và có quyn s dng camera, khi nghi ng nhân s Đi s quán có hành vi không đúng quy đnh”.

Yêu cầu thứ tư là “Tuyt đi không xâm phm d liu thông tin cá nhân ca công dân, không s dng thông tin cá nhân (s đin thoi, đa ch…) cho nhng mc đích không liên quan đến th tc h sơ mà công dân đang yêu cu”.

Yêu cầu thứ năm, và là yêu cầu cuối cùng, chị Hoa cho rằng, Đại sứ quán cần phải “nhc máy nghe đin khi công dân gi đến”.

Hình: Bài đăng của Haruka Takenami (tức chị Hoa) trên Facebook “Tôi và Sứ quán”

Bài đăng này đã nhận được 582 lượt “Like” và “Love” tính đến chiều 4/8, gần 300 bình luận và 16 người “share”. Có khoảng hơn 70 người tỏ ý ủng hộ và có khả năng cao sẽ tham gia biểu tình. Có hơn 490 người thể hiện ủng hộ, nhưng không thể tham gia. Một số người đề xuất chưa nên biểu tình, mà trước hết hãy gửi đi một đơn khiếu nại, nếu Đại sứ quán “không có thin chí thay đi” thì mới tiến hành biểu tình ôn hòa trước Đại sứ quán.

Một thành viên là Lê Thị Phương Thúy đề nghị “lp ra mt hi đng bao gm nhiu người Vit Nam ưu tú ti Nht Bn, cùng bàn bc và đưa ra nhng phương án phù hp, khôn ngoan”, một khi phải đi đến việc biểu tình.

Một thành viên khác là Lê Hữu Cường khẳng định: “Biu tình là đúng. Ba Lan, nếu không có biu tình, thì đến gi Đi s quán [Vit Nam] vn không thay đi, người dân vn đang b lm thu, nhũng nhiu”.

Đi ngược dòng với số đông, một thành viên của nhóm này là Đỗ Quang Ba có những bình luận kiểu như, cần tỉnh táo để không rơi vào bẫy của các thế lực chống lại tổ quốc, quê hương mình. Bình luận này đã gặp phải những phản ứng gay gắt từ các thành viên khác, khi cho rằng, chưa phân biệt được khái niệm chính quyền với tổ quốc và quê hương, thì làm sao “chống phản động” được.

Trước đó, ngày 12/3, hơn 300 người Việt đã biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, để phản đối nạn lạm thu các loại phí và đòi viên Đại sứ từ chức. Sau cuộc biểu tình, nhiều người Việt ở Ba Lan đã ghi nhận những cải thiện rõ rệt về sự minh bạch và thái độ phục vụ của Đại sứ quán.

Chị Hoa, người khởi xướng ý tưởng biểu tình, hy vọng rằng, 5 yêu cầu mà chị và nhiều người Việt ở Nhật Bản nêu ra có thể được giải quyết mà không cần đến biểu tình, truyền thông quốc tế cho hay.

Hình: Website Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật

Hoàng Anh

>>> Việt Nam ngày càng bóp nghẹt Quyền ngôn luận.

>>> Vì sao báo chí Việt Nam phải ký kết “tay tư”?

>>> Một Facebooker tại Sài Gòn bị an ninh đưa về đồn tra khảo

>>> Quan hệ Việt Nam – Campuchia có được cải thiện dưới thời ông Hun Manet?

Bộ Nội vụ kém nên phương án quản trị quốc gia tồi