Còn nhớ, ngày 1/2/2021, tại buổi họp báo sau khi Đại hội XIII bế mạc, ông Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng. Trọng phán như đinh đóng cột rằng, phòng, chống tham nhũng phải “không trừ một ai, không vùng cấm và không ngừng nghỉ”. Và sau đó, ông Trọng kể một câu chuyện rằng: Ông được một người xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để biếu xén, lấp liếm. Theo đó, đồng chí cán bộ kiểm tra mở vali xem, thấy toàn tiền USD. Ông Trọng nói “Tôi bảo khóa vali lại và xách vali đó về”.
Khi có người xách vali đầy đô la đến hối lộ, ông Nguyễn Phú Trọng lại không cho lập biên bản tạm giữ tang vật, mà cho khóa vali lại, rồi tha về. Đây là hành động dung túng cho tội hối lộ. Đấy là hành động tạo vùng cấm cho tội phạm thoát tội. Ông Trọng vừa tuyên bố không có vùng cấm, vừa kể một câu chuyện tha tội cho kẻ đưa hối lộ, quả thật, chính ông đã chống tham nhũng với tư duy lỗi thời, quá lạc hậu. Chính ông đã dung túng cho việc đưa hối lộ mà ông không biết, hay cố tình không biết, hơn nữa, lại còn khoe khoang. Với tư duy như vậy thì ông chống tham nhũng thế nào được.
Sau khi cộng đồng mạng lên tiếng về tư duy dung túng cho kẻ hối lộ, thì báo chí tuyên truyền vội vã đổi lại nội dung câu nói “Tôi bảo khóa vali lại và xách vali đó về”, thành “Tôi yêu cầu khóa vali lại, niêm phong và lập biên bản”, để che lấp cho cái tư duy dung túng cho tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Với tư duy như vậy, việc ông Trọng vừa đánh tham nhũng, vừa dung túng cho tham nhũng, cũng là điều dễ hiểu. Tuy ông nói “không có vùng cấm”, nhưng lại tạo ra đầy rẫy vùng cấm.
Ông Nguyễn Xuân Phúc ngày 4/2 nói “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”, thì đấy cũng là hình thức tạo ra vùng cấm. Tại sao không để cho công an điều tra, mà lại để cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận? Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nghiệp vụ điều tra đâu mà có quyền kết luận?
Theo giới quan sát, bản xác nhận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là giấy phép xác định vùng cấm cho gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc. Một khi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận như thế, thì công an không có quyền đụng đến họ. Đấy là một minh chứng trong vô vàn trường hợp chống tham nhũng nhưng tạo vùng cấm.
Việc tạo vùng cấm là cách tạo ra những nơi ẩn nấp cho tham nhũng. Khi ông Trọng làm mạnh tay, thì chỉ những ai không có nơi ẩn nấp mới bị thịt, còn người có nơi ẩn nấp thì vẫn an toàn. Mà một khi tham nhũng có chỗ ẩn nấp, thì có chống đến khi Đảng Cộng sản tàn đời, thì may ra tham nhũng mới tàn hơi.
Thật sự, bản thân ông Trọng cũng không có tinh thần thượng tôn pháp luật. Việc thả cho người đưa hối lộ xách vali về, là cách khoe khoang sự “liêm khiết” của bản thân, muốn làm gương cho cấp dưới, nhưng khổ nỗi, ông Trọng không nhận ra, hành động của ông đã dung túng cho kẻ đưa hối lộ, khiến cho báo chí phải vất vả sửa lời ông để đối phó dư luận.
Việc sửa lời ông Trọng của báo chí chỉ là cách che đậy, nó không sửa được bản chất bên trong của con người đứng đầu Đảng Cộng sản. Với sự kém cỏi về tư duy như vậy, nên việc chống tham nhũng của ông cứ như gà mắc tóc. Chống bên phải thì bên trái lại bùng lên, chống bên trái thì bên phải lại bùng. Ông chống phía trước thì phía sau bùng, mà chống phía sau thì phía trước bùng. Cứ như vậy, tham nhũng cứ như sóng biển, hết lớp này trào lên thì lớp kia lại ập đến.
Từ khi mới giành chính quyền, Đảng Cộng sản đã không hành xử theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Những ngày đầu, họ giết người bừa bãi như những bộ tộc hoang dã. Chiến dịch Cải cách Ruộng đất là minh chứng rõ nhất. Cho đến nay, DNA của họ vẫn còn, dù họ làm ra đủ thứ luật, nhưng họ vẫn không ý thức được tinh thần thượng tôn pháp luật. Công an, tòa án, và viện kiểm sát, chẳng cơ quan nào biết thượng tôn pháp luật. Với nền tảng như thế, bao giờ mới chống được tham nhũng? Sẽ không bao giờ.
Thu Phương – (Tổng hợp)
Link tham khảo: