Công hàm Phạm Văn Đồng cản trở Việt Nam lên tiếng vụ Trung Quốc quân sự hóa đảo Tri Tôn

Link Youtube: https://youtu.be/gZdKdMEO5F8

 

 

 

Ngày 25/8, trên trang Facebook cá nhân của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài “Trung Quốc quân sự hóa đảo Tri Tôn. Người Việt Nam nên lo ngại điều gì?”

 

Theo ông Trương Nhân Tuấn, việc Hà Nội nín lặng trước các hành động của Bắc Kinh ở đảo Tri Tôn, có thể vì hệ quả của Công hàm ngày 14/9/1958, do Thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng ký. Theo nội dung công hàm này, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mặc nhiên nhìn nhận, Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Nhà nghiên cứu cho biết, trước hành động quân sự hóa đảo Tri Tôn mà Bắc Kinh đang tiến hành, điều lo ngại lớn nhất hiện thời, theo ông, chưa phải là vấn đề an ninh quốc gia, như nhiều học giả đã nói trên báo chí.
Theo nhà nghiên cứu, sự “im lặng” của nhà nước Cộng sản Việt Nam trước sự việc này mới là chuyện đáng lo.
Bởi vì, theo tập quán quốc tế, sự im lặng của một quốc gia, trước một vấn đề bắt buộc quốc gia đó phải lên tiếng, đồng nghĩa với sự “đồng thuận mặc nhiên” của quốc gia trước sự việc này.
Tức là, sự im lặng của Việt Nam trước các hành vi của Bắc Kinh tại đảo Tri Tôn, có nghĩa là, Hà Nội mặc nhiên nhìn nhận những chuyện Trung Quốc làm tại đảo này là đúng, không có điều gì đáng phản đối, nhà nghiên cứu diễn giải.
Việc này đưa đến một hệ quả là, Việt Nam nhìn nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại đảo Tri tôn, cũng như tại quần đảo Hoàng Sa.

Điều đáng lo thứ nhì, vẫn theo nhà nghiên cứu, Hà Nội có thể mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển cho Bắc Kinh.
Bởi vì, quần đảo Hoàng Sa bao gồm đảo Tri Tôn. Đảo này ở phía cực Tây của quần đảo, do đó, đảo ở gần bờ biển Việt Nam hơn so với các đảo khác thuộc nhóm Hoàng Sa.
Bắc Kinh sẽ buộc Việt Nam phân định biển với Trung Quốc theo nguyên tắc “đường trung tuyến”, tính từ đảo Tri Tôn đến bờ biển Việt Nam, nhà nghiên cứu nêu vấn đề.

Và ông đặt câu hỏi: Nguyên nhân do đâu mà Hà Nội im lặng?
Theo nhà nghiên cứu, có thể là do hệ quả của Công hàm ngày 14/9/1958 do Phạm Văn Đồng ký.

Hình: Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng

Nếu ta xét nội dung công hàm ngày 17/4/2020 của Trung Quốc gửi Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hợp Quốc, theo đó, Trung Quốc cho rằng, Cộng sản Việt Nam không thể “nói ngược” với những gì mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cam kết. Trung Quốc đe dọa “sẽ sử dụng mọi phương tiện” để lấy lại các đảo mà Hà Nội đã “xâm chiếm bất hợp pháp”.

Nhà nghiên cứu bình luận, Việt Nam không dám phản đối, vì sợ phạm nguyên tắc “nói ngược”.
Vì vậy cái “khó” của Việt Nam hiện thời không phải do Việt Nam Cộng hòa “làm mất Hoàng Sa”. Khó là do công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Nếu “dám nói ngược”, có thể Hà Nội sợ sẽ bị Trung Quốc “đánh”.

Được biết, Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là công hàm do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958.

Trong Công hàm này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai biết, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “tán thành và tôn trọng” “bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.

Chính quyền Trung Quốc vẫn luôn cho rằng, Công hàm Phạm Văn Đồng là một trong những bằng chứng cho thấy, chính quyền Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong khi đó, chính quyền Việt Nam thì cho rằng, Công hàm Phạm Văn Đồng không hề công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, vì trong Công hàm này, không có chỗ nào đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng theo chính quyền Việt Nam, giá trị pháp lý của nó phải được đánh giá theo bối cảnh lịch sử lúc đó, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền quản lý hai quần đảo này.

 

Xuân Hưng – thoibao.de

>>Mẹ Hồ Duy Hải mong con được về nhà

>>>Thượng tầng lo ăn chia, kinh tế lao dốc. Dân khốn đốn, quan đầy túi

>>>VinFast sử dụng Black Spade Spac để niêm yết tại Mỹ, khi không tìm được người mua cổ phiếu

>>>Đạp luật: Luật bảo nhận 2 triệu xộ khám, Tô bảo 1,1 tỷ vẫn chưa!