Cộng sản có một thói quen, đấy là, sau khi quan chức ngỏm củ tỏi thì báo chí tuyên giáo xúm lại ca tụng công lao. Bất kỳ chết vì lý do gì, thì báo chí cũng đua nhau ca tụng. Trường hợp 3 công an bị chết vì tai bay vạ gió trên đèo Bảo Lộc, còn được đưa lên làm tấm gương để ngành học tập và làm theo, thì nói gì đến ông Lê Văn Thành?
Thực sự, chế độ Cộng sản đã để lại cho người dân quá nhiều oán than. Lực lượng công an bị dân ghét cay ghét đắng, vì những hành động chà đạp luật pháp và xem thường mạng dân của họ. Họ đói khát sự thừa nhận từ nhân dân, nên Ban Tuyên giáo đã mở hết công suất để sơn phết lên những cái chết bình thường của công an, biến nó thành sự hy sinh cao cả.
Ngay cả 3 công an vô danh tiểu tốt còn thế, thì trường hợp ông Lê Văn Thành, đã ngồi đến ghế Phó Thủ tướng, thì không thể nào không tung hô công trạng. Nói thật, trên chính trường, người như ông Lê Văn Thành là bại tướng, bại đến một cách thảm hại. Trong chính trường của Cộng sản, kẻ thành công phải là kẻ thuốc người khác, chứ không phải là kẻ bị thuốc. Năng lực quản lý không quyết định sự thành bại trên chính trường, mà máu sát phạt mới quyết định sự thành bại.
Ông Nguyễn Bá Thanh là một người được đánh giá là có khả năng quản lý tốt trong Đảng Cộng sản, nhưng rõ ràng, trên chính trường, ông Thanh là một người thất bại thảm hại. Làm anh hùng anh bá, rồi hô hào “hốt liền không nói nhiều” để làm gì, khi mà bản thân mình chưa đủ độ thâm độ hiểm để chơi với đối thủ, để rồi nhận một nhát “hồi mã thương” chí tử và phải xanh cỏ.
Ngày 24/8, tờ báo Dân Trí có bài viết, Phó Thủ tướng đội mũ cối ”say việc”. Vẫn là kiểu viết ca tụng một bại tướng trên chính trường. Trước đây, sau khi phải nhắm mắt xuôi tay, thì ông Nguyễn Bá Thanh cũng được những bài báo ca tụng tài năng lãnh đạo, như ông Lê Văn Thành hôm nay. So với ông Lê Văn Thành, Nguyễn Bá Thanh có máu sát phạt hơn. Tuy nhiên, ông Thanh là người nói lớn nhưng nghĩ không đủ sâu, nên không lượng giá được mối nguy đối với mình. Ông Lê Văn Thành cũng tương tự, cũng không lượng giá được mối nguy bủa vây, nên ông đã xanh cỏ.
Quản lý tốt trong chế độ này cũng sẽ không mang lại hiệu quả gì. Việc được ngồi vào chiếc ghế tốt, phụ thuộc vào khả năng chiến đấu trên chính trường, chứ không phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo.
Giờ xem lại, ông Nguyễn Phú Trọng đã để lại thành tựu gì cho đất nước? Ông Nguyễn Tấn Dũng lại càng tệ hơn, ông ta phá nát nền kinh tế, nhưng ông ngồi ghế Thủ tướng 2 nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Xuân Phúc, ngoài diễn hề trước truyền thông, thì ông cũng chẳng có khả năng gì. Thế nhưng, ông cũng leo lên được chức Thủ tướng rồi đến ghế Chủ tịch nước.
Ông Nguyễn Tấn Dũng bị đá văng ra khỏi vũ đài chính trị, do ông ta thua Nguyễn Phú Trọng trên chính trường, chứ chẳng phải vì ông phá nát nền kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Phúc bị hạ bệ cũng bởi thất thế trên chính trường, chứ chẳng phải vì sự yếu kém nào cả. Hiện nay, kết quả điều hành nền kinh tế đất nước 2 năm qua vô cùng tệ hại, nhưng Phạm Minh Chính có bị bứng đi đâu? Phạm Minh Chính còn đủ sức để chiến đấu trên chính trường, thì ông còn trụ, bất chấp kết quả tồi tệ của nền kinh tế.
Lê Văn Thành cũng như Nguyễn Bá Thanh, dù là cá gộc, nhưng vẫn là loại cá trong ao. Chính vì thế, hai ông này được ở trong ao nhà, mà tạo ra sóng to cho ao. Lê Văn Thành không có đối thủ ở Hải Phòng, Nguyễn Bá Thanh cũng không tìm được đối thủ tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi bơi ra biển lớn, thì cá trong ao trở nên ngáo ngơ. Khi ra Trung ương, Lê Văn Thành được đánh giá là lành tính. Tuy nhiên, sự lành tính này không phải là tố chất của chiến binh, vì thế ông đã phải xanh cỏ.
Thu Phương – (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://dantri.com.vn/xa-hoi/pho-thu-tuong-doi-mu-coi-say-viec-20230823222908436.htm