Quan hệ Mỹ Việt trở nên gần gũi đã đem đến tính chính danh cho Đảng và vấn đề nhân quyền bị xem nhẹ

Link Youtube: https://youtu.be/GGQ6TrtCKE8

VOA Tiếng Việt ngày 13/9 có bài “Thấy gì từ việc Mỹ và Đảng Cộng sản Việt Nam trở nên gần gũi?”

VOA dẫn ý kiến của các nhà phân tích cho rằng, Mỹ tiếp cận Việt Nam qua kênh đảng và Đảng Cộng sản thể hiện vai trò cầm trịch trong quan hệ với Mỹ cho thấy niềm tin giữa Mỹ và Đảng Cộng sản “lên cao chưa từng thấy” và nó cũng đề cao tính chính danh của Đảng Cộng sản trong mắt người Mỹ, theo các nhà phân tích.
Theo đó, ông Joe Biden không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, nhưng là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng. Việc tiếp đón và làm việc với ông Biden ở Việt Nam cũng mang nặng tính Đảng, thay vì theo nghi thức thông thường giữa nhà nước với nhà nước.

VOA dẫn lời Tiến sĩ Zachary Abuza, thuộc trường Chiến tranh Quốc gia, Chương trình Nghiên cứu An ninh thuộc Đại học Georgetown ở thủ đô Washington D.C., nhận định rằng, nếu so với chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama hồi năm 2016, khi hai nước còn là quan hệ đối tác toàn diện, chuyến thăm này của ông Biden để nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, là “chuyện của Đảng”.
“Nó thể hiện sự chấp nhận thực tế (của người Mỹ) về chế độ chính trị của Việt Nam – điều mà giới lãnh đạo Việt Nam rất muốn,” ông Abuza nói.
Học giả này cho rằng, chính quyền ông Biden đã tận dụng kênh Đảng trong quan hệ với Việt Nam, vì nếu không làm như thế, “sẽ là ngu ngốc” vì quan hệ qua kênh Đảng là “một trong những đòn bẩy chính của Bắc Kinh với Hà Nội”.
VOA dẫn lời nhà nghiên cứu Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nhận định, Việt Nam cũng muốn nhân cơ hội này để thể hiện vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản, và nhấn mạnh tầm ảnh hưởng cá nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Giáo sư Abuza chỉ ra, giới lãnh đạo Cộng sản ở Hà Nội ý thức được rằng, “Mỹ xem Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực” và tranh thủ việc “đối đầu với Trung Quốc thì không có đảng nào trong Quốc hội Mỹ phản đối, mặc dù luôn có những chỉ trích Hà Nội về nhân quyền”.
Về phía Washington, ông Abuza cho rằng, chính quyền Biden “đã làm rất tốt việc thuyết phục Đảng Cộng sản Việt Nam rằng, Washington tôn trọng chế độ chính trị và không thúc đẩy cách mạng màu ở Việt Nam”.

 

Giới hoạt động lo ngại nhân quyền bị xem nhẹ khi Mỹ công nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Giảng viên Hoàng Việt lập luận, trước giờ, Đảng Cộng sản vẫn xem một trong những nguy cơ lớn nhất dẫn đến việc mất chế độ, là “diễn biến hòa bình” từ “các thế lực thù địch được Mỹ hà hơi tiếp sức”. “Bản thân Việt Nam đã nhiều lần thể hiện sự nghi ngại rằng, Mỹ sử dụng những tổ chức trá hình để can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Đó là một trong những trở ngại rất lớn ngăn cản Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ.”
“Thế nhưng với việc Tổng thống Biden trong chuyến thăm vừa rồi cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sẽ báo hiệu Việt Nam sẽ thay đổi rất nhiều trong cách tư duy đối với Mỹ,”
ông nói.
Từ nay về sau tư duy diễn biến hòa bình sẽ phai nhạt trong tâm trí một số lãnh đạo Việt Nam.”

Cả Giáo sư Abuza và Giảng viên Hoàng Việt đều đồng ý rằng, việc Washington từng bước phát triển quan hệ với Việt Nam qua kênh Đảng, “chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh không vui”.
Theo ông Abuza, mặc dù Hà Nội “chắc chắn không thể nào được Bắc Kinh gật đầu để nâng cấp quan hệ với Mỹ”, nhưng “ông Trọng không thể nào đi đến bước này, nếu ông không tự tin rằng, Bắc Kinh sẽ không trừng phạt Việt Nam”.
“Tôi nghĩ Việt Nam muốn thể hiện với Bắc Kinh rằng họ có đường lối độc lập. Việc tuyên bố giữa ông Trọng và ông Biden toàn bộ chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế, thay vì khía cạnh an ninh, là có lý do của nó,” ông Abuza giải thích. “Đó là điều mà Bắc Kinh có thể thông cảm, cho dù họ không thích.”

Thạc sỹ Hoàng Việt thì chỉ ra, tuyên bố chung Trọng – Biden, dù không nhắc chữ nào đến Trung Quốc, nhưng “vẫn thấy bóng dáng Trung Quốc ở đằng sau”, chẳng hạn như nhấn mạnh “đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”.
Giáo sư Abuza cho rằng, việc Mỹ làm thân với Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có cái giá của nó, đó là vấn đề dân chủ, nhân quyền.
“Mặc dù chính quyền Biden có tuyên bố là dân chủ và nhân quyền là sẽ thành tố chủ chốt trong chính sách đối ngoại của họ, nhưng trong quan hệ với Việt Nam, việc này đã được giảm nhẹ,” ông nói. “Cạnh tranh chiến lược và đa dạng hóa chuỗi cung ứng là ưu tiên cao hơn nhiều đối với Mỹ.”

 

Xuân Hưng – thoibao.de

 

 

>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?

>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?

>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản

>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”

Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự