Link Youtube: https://youtu.be/ptr2cl2bIlg
Ngày 12/9, RFI Tiếng Việt có bài “Thượng đỉnh Kim – Putin và cuộc “mặc cả” đổi vũ khí lấy lương thực?”
Theo đó, ngày 12/9, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đến Nga và được cho là sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vũ khí và viện trợ nhân đạo rất có thể là chủ đề chính được đề cập đến nhân cuộc thượng đỉnh này.
RFI cho biết, quan hệ giữa Nga và Bắc Triều Tiên trong hai thập niên qua luôn có những thăng trầm. Matxcơva luôn hậu thuẫn Tập Cận Bình trong nhiều quyết định liên quan đến các trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên. Hơn nữa, Nga và Bắc Triều Tiên cũng thật sự không có quan hệ thương mại.
RFI dẫn ý kiến của ông Fyodor Tertitskiy, chuyên gia về lịch sử và quân đội Bắc Triều Tiên, thuộc trường đại Kookmin (Seoul), trả lời tờ Euronews, lưu ý rằng, cho dù Bình Nhưỡng công khai ủng hộ cuộc xâm lược Ukraina và công nhận bán đảo Crimée thuộc Nga, nhưng chế độ Kim Jong Un chẳng gặt hái lợi ích kinh tế thật sự nào khi ủng hộ Nga. Do vậy, cuộc gặp thượng đỉnh lần này phải cho phép tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước và điều này sẽ có lợi cho cả Kim Jong Un và Vladimir Putin.
Ông giải thích : “Một mặt Tổng thống Nga rất cần đạn pháo cho cuộc chiến xâm lược tại Ukraina, mà Bắc Triều Tiên có thừa khả năng sản xuất. Mặt khác, Bình Nhưỡng tìm kiếm một cách vô vọng nguồn lương thực và hỗ trợ nhân đạo, bởi vì chính sự cô lập của nước này trong suốt mùa dịch Covid-19, đã gây ra nạn khan hiếm lương thực tàn khốc ở trong nước.”
RFI cho biết, Bắc Triều Tiên có nguồn dự trữ đạn dược và tên lửa dồi dào, được thiết kế dựa trên mẫu mã vũ khí thời Xô Viết, và do vậy, có thể tương thích với hệ thống vũ khí Xô Viết lỗi thời của Nga, mà không nhất thiết phải có những điều chỉnh phức tạp. Về điểm này, chuyên gia Tertitskiy phân tích:
“Bắc Triều Tiên sở hữu một nền công nghiệp quân sự to lớn. Nước này có sẵn một lượng lớn sản phẩm mà nền công nghiệp quân sự liên tục sản xuất ra. Pháo binh vốn dĩ rất quan trọng cho Bắc Triều Tiên, do vậy, có nhiều khả năng nước này sẽ cung cấp vài thứ trực tiếp cho Nga, hơn nữa là vì Nga sử dụng những trang thiết bị khá lỗi thời.”
Theo RFI, ngoài việc tìm kiếm viện trợ nhân đạo, lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất có thể xin hỗ trợ từ Nga về mặt công nghệ vũ khí tiên tiến, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tầu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và vệ tinh trinh sát quân sự.
Bất chấp nhiều chỉ dấu cho thấy khả năng tăng cường hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên, nhiều nhà quan sát được một số báo Anh – Mỹ dẫn lại, vẫn tỏ ra thận trọng về khả năng Nga sẽ cung cấp những công nghệ tiên tiến cho Bắc Triều Tiên. Tờ báo The Diplomat nhắc lại, Nga luôn bảo vệ chặt chẽ các nền công nghệ vũ khí quan trọng nhất, ngay cả với đồng minh chủ chốt là Trung Quốc.
RFI cho rằng, Matxcơva rất có thể không sẵn lòng chuyển giao công nghệ với Bắc Triều Tiên, trong khi nguồn cung cấp vũ khí bị hạn chế do đường vận chuyển phụ thuộc vào một tuyến đường sắt nhỏ giữa hai nước. Ngoài ra, cả Matxcơva và Bắc Kinh đều không muốn Bình Nhưỡng nâng cao năng lực quân sự, vì lo sợ mối nguy phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực, và muốn tránh phản ứng mạnh của bộ ba Mỹ – Nhật – Hàn.
Tuy nhiên, theo tờ The Guardian, nếu cuộc thảo luận về cung ứng vũ khí giữa Bắc Triều Tiên và Nga diễn ra, điều này còn cho thấy, Trung Quốc vẫn không sẵn lòng bán vũ khí cho Nga, bất chấp tình hữu nghị “vô bờ bến”, sự ủng hộ ngoại giao và bán thiết bị lưỡng dụng đang diễn ra.
Dẫu sao, chuyên gia Fyodor Tertitskiy cũng cảnh báo, cho dù một thỏa thuận quân sự Nga – Bắc Triều Tiên ít có khả năng làm thay đổi đáng kể dòng chảy cuộc chiến, nhưng việc Bắc Triều Tiên giúp đỡ Nga có nguy cơ thúc đẩy phương Tây gia tăng các hành động tại Ukraina, mức độ khốc liệt của cuộc chiến cũng sẽ gia tăng mạnh với việc có thêm vũ khí Bắc Triều Tiên trên chiến trường Ukraina.
Quang Minh – thoibao.de
>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?
>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?
>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản
>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”
Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự