Link Video: https://youtu.be/BAdecITwEV8
Ngày 20/10, RFA Tiếng Việt có bài về tình trạng Việt Nam trợ giúp cho chính quyền quân sự Myanmar.
Theo đó, Tổ chức nhân quyền Công lý cho Myanmar (JFM), kêu gọi Việt Nam ngừng việc trợ giúp tài chính và quân sự cho chính quyền quân sự Myanmar, đồng thời thúc giục quốc tế trừng phạt nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, vì tiếp tay cho Quân đội Myanmar vi phạm nhân quyền.
RFA dẫn kết quả điều tra của JFM cho biết, Tập đoàn truyền thông vệ tinh của Đức – ND SatCom GmbH – từ năm 2016 đã cung cấp hỗ trợ đáng kể cho hệ thống liên lạc vệ tinh của Quân đội Myanmar. Những hỗ trợ này bao gồm phần cứng và phần mềm liên lạc vệ tinh 5G, trạm cố định và thiết bị thông tin liên lạc trong quân đội, để sử dụng trong trung tâm Meiktila – một khu vực thường xuyên xảy ra xung đột ở Myanmar. Các thiết bị của ND SatCom đã được gửi từ Việt Nam đến quân đội Myanmar, lần gần đây nhất là vào tháng 10/2021.
Cáo buộc của JFM cho biết, tham gia vào việc cung cấp này là một liên doanh giữa một công ty tư nhân của Myanmar và Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB của Việt Nam có trụ sở ở Hà Nội. Ngoài ra, một công ty của Singapore cũng tham gia cung cấp thiết bị ND Satcom cho quân đội Myanmar. Công ty này thuộc sở hữu của Nguyễn Hồng Sơn – người đồng sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của OSB, đồng thời cũng là Giám đốc liên doanh tại Myanmar đã đề cập ở trên.
RFA dẫn thông cáo báo chí của JFM ngày 18/10 viết:
“Quân đội Myanmar chịu trách nhiệm về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, được thực hiện hoàn toàn không bị trừng phạt, được hỗ trợ bởi công nghệ truyền thông ND SatCom.”
Theo JFM, ND SatCom đã cải thiện khả năng liên lạc của Quân đội Myanmar, và giúp lực lượng này “giết người bừa bãi, tra tấn, hãm hiếp, san bằng toàn bộ các ngôi làng, phá hủy thực phẩm và buộc dân thường phải di dời hàng loạt.”
JFM kêu gọi Đức và các quốc gia thuộc Liên hiệp châu Âu trừng phạt các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến việc trợ giúp Quân đội Myanmar, cũng như đồng lõa với các tội ác quốc tế của nước này, trong đó có Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB, cũng như các giám đốc và chủ sở hữu của doanh nghiệp này.
Thông cáo nói, Việt Nam và Singapore, hai quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, kêu gọi “tất cả các quốc gia thành viên ngăn chặn dòng vũ khí sang Myanmar”, cần chấm dứt ngay mọi hoạt động chuyển giao vũ khí, thiết bị, công nghệ và kinh phí cho chính quyền quân sự.
Trong email gửi RFA, Phát ngôn nhân Yadanar Maung của JFM viết:
“Việt Nam là nước hỗ trợ chính trong khu vực cho quân đội Myanmar bất hợp pháp và tàn bạo, cung cấp nguồn tài chính thông qua Viettel, cũng như cung cấp thiết bị và công nghệ quân sự thông qua các công ty trong đó có OSB.”
“Chúng tôi kêu gọi Việt Nam ngừng trợ giúp tài chính và quân sự cho chính quyền quân sự hiện nay, phù hợp với trách nhiệm nhân quyền quốc tế của họ.”
Khi phóng viên RFA gọi điện cho Công ty Đầu tư và Công nghệ OSB, để kiểm chứng thông tin mà JFM đưa ra. Một nhân viên nữ của công ty nói rằng, OSB có tham gia đấu thầu ở Myanmar những năm 2015 – 2016, nhưng không trúng thầu và không có hoạt động gì ở quốc gia này từ năm 2017.
RFA cho biết thêm, OSB là doanh nghiệp thứ hai của Việt Nam bị JFM cáo buộc có liên quan đến Quân đội Myanmar. Cuối năm 2020, JFM đưa ra báo cáo, trong đó tố cáo Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam (tức Viettel), là cổ đông lớn nhất của Công ty viễn thông Mytel của Myanmar, trợ giúp cho những hoạt động tham nhũng và tội ác quốc tế của lực lượng này.
Quang Minh
>>> Thấy gì qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội với lãnh đạo chủ chốt?
>>> Khả năng tiên liệu đại hoạ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tô tỏ ra “non xanh” trước chị Đại?
>>> Kê khai tài sản của lãnh đạo: Chuyện biết rồi khổ lắm, nói mãi … có thay đổi đâu?
>>> Tướng Nam vùi dập Ngọc Trinh, Hùng Văn Hóa hùa theo tướng “phong sát” nàng chân dài
Dân Thanh Hóa phản đối Dự án Cảng container Long Sơn: Không sợ đi tù