Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và sự kỳ vọng vào việc đầu tư từ Mỹ sẽ cứu nền kinh tế Việt Nam

Link Video: https://youtu.be/NvzilpaKVjQ

Ngày 12/11, RFA Tiếng Việt loan tin “Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Võ Văn Thưởng nhằm củng cố cục diện đối ngoại hòa bình”.

Theo đó, RFA dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho hay, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, và cùng các nhà lãnh đạo APEC thảo luận những vấn đề hợp tác về thương mại, đầu tư, khoa học và đổi mới sáng tạo, trong chuyến công tác Mỹ đầu tiên của ông Thưởng từ ngày 14 đến 17/11.

RFA cho biết, Chủ tịch nước Việt Nam sang Mỹ lần này theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, sau khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Giới lãnh đạo Việt Nam vốn hy vọng vào một giai đoạn phát triển không còn rào cản, hoặc còn rất ít rào cản trong quan hệ Việt – Mỹ, sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Họ hy vọng, dòng vốn và công nghệ Mỹ cũng như phương Tây sẽ đổ vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc Tập đoàn công nghệ chip Intel tuyên bố không mở rộng đầu tư vào Việt Nam đã như một cú giáng làm tiêu tan hy vọng này.

Mỹ là một quốc gia tự do kinh tế và pháp quyền, vì vậy, Chính phủ Mỹ chỉ có thể khuyến khích, thúc đẩy hướng đầu tư của doanh nghiệp thông qua chính sách, chứ không thể chỉ đạo hay bắt ép doanh nghiệp đầu tư theo ý muốn của Chính phủ. Do đó, dù có nâng cấp quan hệ ngoại giao, nhưng nếu Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, thì dòng vốn từ Mỹ cũng sẽ không vào Việt Nam.

Hình: Bản tin trên RFA

Giới lãnh đạo Việt Nam rất tự hào về việc Tổng thống Joe Biden thăm cấp nhà nước nhưng lại theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam – điều mà trước đây chưa từng có. Lãnh đạo Việt Nam cho rằng, chuyến thăm này như một lời cam kết của nước Mỹ, do chính Tổng thống Mỹ đưa ra, nước Mỹ triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị ở Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Với Việt Nam, việc Mỹ và phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam chính là vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, nhân quyền là giá trị phổ quát mà phương Tây – đứng đầu là Mỹ – theo đuổi và bảo vệ. Cho nên, sau khi nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam, dù Mỹ có nương nhẹ về vấn đề nhân quyền, thì họ cũng sẽ không để mặc mà không lên án, không tạo sức ép, nếu Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền. Bằng chứng là kỳ đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ lần thứ 27, vào ngày 1/11 vẫn tiếp tục diễn ra.

Hình: Việt Nam rất kỳ vọng vào việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ sẽ giúp vực dậy nền kinh tế đang bên bờ vực

Theo RFA, chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Mỹ, ngoài tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2023 tại San Francisco (bang California), ông Thưởng cũng sẽ có các hoạt động song phương tại Mỹ.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cũng cho biết, ông Thưởng sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay đóng góp, vượt qua những thách thức trong giai đoạn hiện nay và tận dụng được các cơ hội để thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực và từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Đây vẫn là cách phát biểu chung chung, sáo rỗng của lãnh đạo Việt Nam, chứ không phải những cam kết cụ thể để các nhà đầu tư có thể yên tâm đến Việt Nam.

Các nhà đầu tư Mỹ và phương Tây có đến Việt Nam hay không, phụ thuộc vào những vấn đề nội tại của Việt Nam, chứ không phụ thuộc quá nhiều vào quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, hay những lời mời gọi sáo rỗng của giới lãnh đạo.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, chuyến công tác của Chủ tịch nước lần này “là một trong những hoạt động quan trọng” nhằm “tiếp tục duy trì và củng cố cục diện đối ngoại hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển đất nước”.

RFA cho biết thêm, Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998 và là một trong số không nhiều các nền kinh tế hai lần đảm nhiệm vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Hình: Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ lần thứ 27 mới diễn ra

Thu Phương

>>> Bộ trưởng Tô Lâm công khai diễn biến tư tưởng và tham vọng quyền lực?

>>> Đường vào tứ trụ của Tô đang bị Thủ bịt, Tô – Thủ “không đội trời chung”

>>> Cảnh báo vấn nạn thông thầu khai thác cát: Tham nhũng “cho ngày nay và muôn đời sau”?

>>> Phạt dân được đút túi, Đảng khuyến khích Công an vì tiền trấn lột dân

Vì sao trái cây Trung Quốc vào Việt Nam vẫn không bị kiểm soát?