Từ khi lên nắm chính quyền năm 1945, Đảng Cộng sản đã chống Pháp, chống Mỹ và chống Tàu. Không kể thời thuộc Pháp, 21 người Mỹ đặt chân lên miền Nam Việt Nam, qua 2 nền cộng hòa, nhưng Mỹ không hề có ý đồ cướp Việt Nam.
Tuy nhiên, với cuộc chiến Biên giới năm 1979 chống Tàu, chỉ diễn ra trong 30 ngày ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc, và những xung đột kéo dài sau đó, thì nguy cơ mất nước rất cao.
Cuộc chiến chống Tàu năm 1979, lẽ ra cũng là một cột mốc lịch sử đáng tự hào của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, Đảng lại muốn xóa bỏ nó khỏi sách giáo khoa, không tổ chức ngày chiến thắng giặc Tàu. Thật là nhục nhã cho cái Đảng mà suốt ngày rêu rao khẩu hiệu “quang vinh muôn năm”.
Khi Trung Quốc tấn công biên giới vào năm 1979, Hà Nội hoàn toàn bị bất ngờ. Điều đó cho thấy, công tác tình báo của chính quyền Cộng sản lúc đó rất lỏng lẻo. Đây là một bài học xương máu.
Sau đó, chính quyền Cộng sản cho tăng cường công tác tình báo tại các tỉnh biên giới phía Bắc, giáp Trung Quốc. Nhiệm vụ tình báo tại các tỉnh này, do Bộ Nội vụ (tức là Bộ Công an ngày nay) chịu trách nhiệm. Các phòng tình báo các tỉnh thường xuyên được Tổng Cục tình báo Bộ Công an (tức Tổng Cục 5) bố trí người thu thập tin tức tại đây.
Tuy nhiên, vào năm 2018, không biết ông Nguyễn Phú Trọng đã thỏa thuận như thế nào với ông Tập Cận Bình, mà ông lại cho dẹp bỏ Tổng cục 5 Bộ Công an. Ông tiến hành thanh trừng mạnh những người trong cơ quan này. Ai không nguy hiểm thì cho về hưu, ai được cho là nguy hiểm, thì bị gài bẫy và cho vào tù. Được biết, Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) từng là người của Tổng cục 5. Việc xóa bỏ Tổng Cục tình báo Bộ Công an, là hành động phá rào, thả cho tình báo Trung Quốc dễ dàng xâm nhập vào Việt Nam.
Hồi năm 2016, trên mạng phát tán một clip, trong đó, Thiếu tướng Trương Giang Long – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân, nói: “Chúng tôi nói với các đồng chí là: Bọn xấu nó cài cắm, nó móc ngoặc, nó lôi kéo đó. Hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ, tôi thông báo với các đồng chí là, nó đã có con số đến hàng trăm, mà hàng trăm không chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa. Mà nếu chúng ta không phát hiện, không nghiêm trị, thì xin thưa với các đồng chí là…”.
Bọn xấu mà ông Long nói, chính là gián điệp Trung Quốc. Sau khi clip này bị phát tán, ông Trương Giang Long bị Tô Lâm cho “về hưu” sớm.
Hiện nay, không ai còn dám nói lời ngay thẳng như ông Trương Giang Long nữa, bởi thế lực có chủ trương mở toang cửa cho tình báo Tàu tràn vào, giờ đây đã quá mạnh, sẽ không để ai dám “ăn gan hùm” mà phát biểu như vậy.
Trước đây, Việt Nam có 2 cơ quan tình báo, đó là Tổng cục 5 Bộ Công an và Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng. Giờ đây chính quyền Cộng sản chỉ còn Tổng Cục 2. Tuy nhiên, thông tin từ người bên trong cho chúng tôi biết, Tổng cục 2 hiện nay cũng chỉ là cái vỏ, thực chất công tác tình báo hải ngoại đang rất yếu, hoàn toàn lép vế trước Cục tình báo Hoa Nam của Trung Quốc.
Ngay cả người của mình khi về hưu, Tổng cục 2 còn không bảo vệ được, thì có thể nói, Tổng cục này gần như mù tình hình bên trong “nước bạn”. Tổng cục 2 hiện nay chủ yếu chỉ lo đối phó giữa các phe cánh trong Đảng đánh nhau mà thôi.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Tập Cận Bình lại trao cho ông Nguyễn Phú Trọng “Huân chương hữu nghị”. Bởi công lao của ông Trọng trong vấn đề dẫn đường cho tình báo Trung Quốc tràn vào không phải là nhỏ. Và ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam – là cánh tay đắc lực của ông Tổng Bí thư, cũng có công lao rất lớn trong việc dẹp bỏ Tổng cục 5. Vì vậy, mới đây, ông Tô Lâm được Trung Quốc tặng “Huân chương Vạn Lý Trường Thành”.
Ý Nhi – Thoibao.de