Việc Bộ trưởng Công an vội vã ra lệnh cho Công an Thái Bình bắt ông Lưu Bình Nhưỡng, được một luồng dư luận cho là để ngăn chặn âm mưu chính trị của Vương Đình Huệ. Bởi ông Huệ đang xúc tiến mọi biện pháp, nhằm loại bỏ Tô Lâm và các đối thủ chính trị khác, trong cuộc đua “nhân sự chủ chốt” cho Đại hội 14.
Cho dù ông Nhưỡng chỉ là nạn nhân, nhưng dù sao, ông Nhưỡng là Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, tức là lãnh đạo của một Ban của Quốc hội, nên việc bắt giữ ông là một việc lớn.
Do đó, ban đầu khi đưa tin, tuyệt nhiên Công an Thái Bình và truyền thông nhà nước hoàn toàn không đưa ra bất kỳ lý do, hay bằng chứng cụ thể nào, về sự “giúp sức” của ông Lưu Bình Nhưỡng đối với “Cường quắt”.
Ông Nhưỡng có vai trò gì trong các hoạt động của đối tượng nhiều tiền án, tiền sự, biệt danh là “Cường quắt”, để cùng nhau “Cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 170, Bộ luật Hình sự? Kể cả trong Thông báo của Bộ Công an cũng không cho biết cụ thể ông Lưu Bình Nhưỡng có vai trò gì trong vụ việc này?
Tại sao, việc bắt giữ một cựu Đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, tức là lãnh đạo của một Ban thuộc Quốc hội, mà Bộ Công an cũng như truyền thông nhà nước lại đưa tin sơ sài, không công bố cụ thể cho công luận được biết?
Sang ngày 16/11, truyền thông nhà nước mới bật mí, “Công an tỉnh Thái Bình khám xét ngôi nhà của gia đình ông Lưu Bình Nhưỡng ở quê nhà xã Hùng Dũng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Hùng Dũng cho biết, chính quyền xã cùng với đại diện thôn Hà Lý cũng được mời chứng kiến việc đọc lệnh khám xét và thực hiện khám xét, vào khoảng 21h30 ngày 14/11… Khi lực lượng chức năng tiến hành khám xét có đo đạc, chụp ảnh lại 2 cánh cổng bằng gỗ, sau đó lập biên bản, đề nghị địa phương tạm thời quản lý.”
Kiến trúc sư Dương Quốc Chính ngao ngán nhận xét: “Dự là bộ cổng này là quà tặng của thằng cháu bảo kê kia tặng chú. Nên được coi là tang vật vụ án. Đại khái chú giúp cháu, xong rồi chú xây nhà, cháu cám ơn bằng bộ cổng gỗ quý, giá trị độ dăm chục, trăm củ. Có bằng chứng đây rồi, là ghép thành đồng phạm với thằng kia thôi.”
Facebooker Trần Thanh Cảnh thì thất vọng và cho rằng, “Cơ mà khám xét tìm thấy vàng, đô la, kim cương, đá quý hoặc khối lượng tiền mặt nhiều thì chẳng thấy nói. Đằng này là… hai cánh cổng, chẳng nhẽ cổng nhà ông này bằng gỗ sưa nguyên khối?”.
Trong khi, giới luật gia cho rằng, “… tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc”, để thấy, ông Lưu Bình Nhưỡng không phải là người cưỡng đoạt tài sản?
Liệt kê những điều này để thấy, việc ra lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở, nơi làm việc, kể cả nhà ở quê của một Phó ban thuộc Quốc hội, là điều mà Tô Lâm bắt buộc phải làm, không thì nguy, dù hiểu rõ phản ứng của công luận sẽ ra sao.
Xin nhắc lại, giới thạo tin tiết lộ cho biết về việc phải bắt tạm giam khẩn cấp với ông Nhưỡng, và khám xét tất cả nhà riêng, nơi làm việc, kể cả nhà ở quê không có người ở, vì: “Quan trọng là những nơi ông Nhưỡng ở và làm việc, cất giấu những chứng cứ, những bí mật của vô số “chuột cống”. Đặc biệt là của Tô Lâm và Nguyễn Hòa Bình?”, để thấy, họ vội bắt vì ông Nhưỡng vì lý do như thế.
Đó là lý do mà giới thạo tin khẳng định, vụ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng mang màu sắc chính trị, và triệt hạ phe cánh trong Đảng. Mà Bộ Công an, ngành Tòa án, cũng như các nhóm lợi ích liên quan, là các cơ quan chịu tác động nhiều nhất, khi ông Lưu Bình Nhưỡng cố ý tập trung mũi dùi vào các lực lượng này trong một thời gian dài, theo chỉ đạo của “cấp cao”.
Vì thế câu hỏi “Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt?”, có lẽ chỉ có người trong cuộc như Vương Đình Huệ, Tô Lâm và Nguyễn Hòa Bình chắc chắn biết rõ, ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ hiểu qua loa. Nhưng nhiều người nghe tin Lưu Bình Nhưỡng bị bắt, vội nghĩ ngay tới ông Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, cho rằng chính ông Trọng là người ra lệnh bắt.
Nhưng có lẽ là không phải. Vì sau 3 nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư, ông Trọng đã gây thù chuốc oán với đồng chí của ông quá nhiều. Với ông Trọng bây giờ, có lẽ ông chẳng còn mong muốn gì, chỉ xin hai chữ bình an khi nghỉ hưu sau Đại hội 13.
Để biết rõ, mời quý vị đón xem phần tiếp theo./.
Trà My – Thoibao.de