https://youtu.be/MYAJr_pyQa
Link Video: https://youtu.be/MYAJr_pyQa
Ngày 21/11, blog Trân Văn trên VOA Tiếng Việt có bài bình luận “Vì lẽ gì người Việt ở Việt Nam không có cơ hội như cô Minh ở Nam Hàn?”
Tác giả cho biết, truyền thông Việt Nam vừa giới thiệu về cô Hong Min Hee hay Nguyễn Hồng Minh, một nữ du học sinh, từ Nghệ An sang Nam Hàn du học hồi 2005, sau đó lập gia đình với một người Nam Hàn và định cư tại Nam Hàn. Năm 2017, sau khi sinh ba đứa con, cô Minh quyết định ghi danh, gia nhập lực lượng cảnh sát Nam Hàn.
Theo tác giả, cô Minh đã phải ăn kiêng, rèn luyện thể lực, tích lũy kiến thức để vượt qua kỳ thi vào Học viện Cảnh sát. Sau đó, cô được chỉ định làm việc tại Bộ phận Ngoại vụ (phổ biến luật pháp cho người ngoại quốc, điều tra các vụ người ngoại quốc phạm pháp) của Đồn cảnh sát huyện Jangseong, tỉnh Nam Jeolla.
Cô Minh đã lập ra và điều hành một trang Facebook, để tư vấn cho người ngoại quốc, trong đó có không ít người Việt, về chính sách liên quan đến cư trú, nhập tịch, y tế, đi lại,…
Tác giả nhận xét, câu chuyện của cô Minh không chỉ lan truyền cảm hứng tích cực cho những người Việt nói riêng, người ngoại quốc nói chung đang cư trú tại Nam Hàn, mà còn khiến dân chúng Nam Hàn tự hào vì sự văn minh ở xứ sở của họ – nơi mà bất kỳ ai đủ thiện ý, nỗ lực cũng có thể đạt được điều họ muốn, bất kể họ đến từ đâu.
Tác giả bình luận, có một điểm đáng ngạc nhiên là, nhiều cơ quan truyền thông Việt Nam chỉ biết hào hứng trước chuyện một “cô dâu Việt” có thể “lột xác” để trở thành cảnh sát viên tại Nam Hàn, song không hề bận tâm đến khả năng “lột xác” của người Việt tại chính nơi họ “chôn nhau, cắt rốn”!
Tại sao không có bất kỳ cơ quan truyền thông chính thức nào đem chuyện cô Minh được xã hội Nam Hàn trao cho cơ hội mà cô muốn, miễn là cô hội đủ tất cả các điều kiện cần thiết về thể lực, trí lực, năng lực, bất kể gốc gác của cô (phụ nữ ngoại quốc), ra so sánh với những chuyện kiểu như gia nhập ngành công an tại Việt Nam?
Tác giả nhắc lại 3 trường hợp, vào năm 2015, bị các cơ sở đào tạo bậc đại học của ngành công an từ chối tiếp nhận, vì cha của họ từng có tiền án. Lê Thị Bình đạt 26,25/30 điểm, nhưng bị Học viện Cảnh sát từ chối, vì cha cô từng bị phạt 12 tháng tù vào 22 năm trước. Nguyễn Đức Ngà đạt 29/30 điểm, cũng bị từ chối vì cha từng bị án treo. Bùi Kiều Nhi đạt 29/30 điểm nhưng không vào được Học viện Chính trị Công an Nhân dân, do 23 năm trước, cha cô bị án treo vì “chống người thi hành công vụ”, dẫu cha cô đã qua đời.
Tác giả cho hay, do sự bất bình của dư luận, Bộ trưởng Công an khi ấy là ông Trần Đại Quang, đã ra lệnh cho các cơ sở đào tạo bậc đại học của ngành công an “chiếu cố” cho các trường hợp này.
Tuy nhiên, sự “chiếu cố” đó không phải vì trắc ẩn, càng không phải do nỗ lực hướng tới văn minh, mà vì cần “giải độc dư luận”.
Tác giả đề cập đến một số văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến việc tuyển chọn nhân sự cho ngành công an, bao gồm Quy định về thẩm tra lý lịch trong Công an Nhân dân; Quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân. Theo đó, người tuyển dụng vào lực lượng công an, ngoài việc phải khai về chính mình, còn phải khai về “ba đời” nhà mình (gồm: ông bà nội và anh chị em ruột của cha đương sự, ông bà ngoại và anh chị em ruột của mẹ đương sự; cha mẹ, anh chị em ruột của đương sự; nếu mồ côi thì phải khai rõ về những người đã nuôi dưỡng đương sự từ nhỏ đến khi trưởng thành) để ngành công an xác minh và… xét!
Tác giả kết luận, đất nước thống nhất đã 48 năm, “tiêu chuẩn chính trị” – phân biệt đối xử hết sức phi nhân, vô lý ấy vẫn còn giá trị. Tuy nhiên, đề cao “tiêu chuẩn chính trị” như vậy, “thẩm tra lý lịch” nghiêm ngặt, kỹ lưỡng như vậy, mà hiệu quả hoạt động của Công an Việt Nam lại như vậy.
Tác giả nhấn mạnh: Tại sao chỉ ở bên ngoài Việt Nam, những người Việt như cô Hong Min Hee – Nguyễn Hồng Minh, mới có cơ hội “lột xác”? Phi nhân và vô lý đến mức tàn tệ như vậy thì ai ở với Đảng, bao nhiêu công an cho đủ?
Xuân Hưng
>>> Nếu Lưu Bình Nhưỡng bị ghép tội chống Đảng và là án điểm, thì Huệ và Thưởng sẽ ra sao?
>>> Lưu Bình Nhưỡng, người nắm giữ bí mật quan chức còn khủng hơn Tổng cục 2?
>>> Cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng liên quan gì đến vụ án Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan?
>>> VinFast bị kiện tại Mỹ buộc Vượng nghênh chiến. Liệu VinFast có “qua nổi con trăng này”?
Tập đoàn năng lượng tái tạo Orsted dừng đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam cam kết chuyển đổi xanh