Link Video: https://youtu.be/4qZkQbnKszw
Ngày 26/11, RFA Tiếng Việt đăng bài “Đại án Vạn Thịnh Phát: Tham nhũng nghiêm trọng mang tính hệ thống và vấn đề cải cách tăng trưởng” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ.
Đây là phần 2, tiếp theo phần 1 mà RFA đã đăng tải, và được thoibao.de giới thiệu đến quý khán thính giả.
Theo tác giả, có 4 vấn đề ảnh hưởng đến quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thị trường. Ở phần 1, tác giả đã phân tích 2 vấn đề, đó là: Nghịch lý tăng trưởng nhanh và tham nhũng tràn lan, dẫn đến nguy cơ tồn vong của chế độ; và chống tham nhũng được cho là vấn đề nội bộ của Đảng, khiến hiệu quả thấp, chi phí cao.
Ở phần 2 này, tác giả tiếp tục phân tích vấn đề thứ ba và thứ 4.
Thứ ba, đó là, khi sự tha hóa quyền lực khiến tình hình bất ổn, thì kiểm soát quyền lực là mấu chốt, nhưng cải cách dân chủ mới thực sự là giải pháp, là chính sách đúng đắn về nguyên lý cũng như thực tế.
Mặc dù mô hình chế độ dân chủ còn bị nhiều chỉ trích là chia rẽ, phân hoá và chậm chạp quyết định chính sách, nhưng Chủ nghĩa Tư bản không ngừng cải thiện hướng tới thịnh vượng và dân chủ.
Sự cải thiện liên tục là một đặc tính và ưu thế của thị trường, trong đó môi trường tự do tư tưởng là điều kiện tiên quyết cho sự cống hiến của các nhà nghiên cứu khoa học, đặc biệt là kinh tế. Cụ thể là các trường phái kinh tế luôn có chỗ đứng trong chính sách vận hành của chính phủ.
Tuy nhiên, tác giả cho biết, để duy trì chế độ và bảo vệ ý thức hệ, Đảng đã phủ nhận tính quy luật phát triển, nhưng vẫn phải dựa vào thị trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến sự tha hoá quyền lực đang ngày càng nghiêm trọng dẫn tới bất ổn.
Tác giả cho rằng, mối quan hệ ràng buộc giữa nguyên tắc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình (MB) dựa vào dân, báo chí và xã hội dân sự, ảnh hưởng đến chống tham nhũng (TN), chống tha hoá quyền lực (QL), theo công thức:
TN = QL – MB
Thứ tư, cải cách thị trường để chuyển mô hình tăng trưởng cũ sang mô hình mới, trong đó tập trung nhấn mạnh vai trò của thể chế đối với tăng trưởng.
Tác giả nhận xét, Đảng Cộng sản đang ở thế lưỡng nan, trong nghịch lý vừa phải thúc đẩy tăng trưởng để đảm bảo tính chính danh, lại vừa phải chống tham nhũng trước nguy cơ tồn vong chế độ.
Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, thường được áp dụng trong điều kiện xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, và các yếu tố vật chất hữu hình như tài nguyên, đất đai, lao động giá rẻ, thậm chí cả lòng nhiệt tình cách mạng, đã dần hoàn thành “sứ mệnh” của nó.
Việc tìm kiếm “mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững” đã trở nên vô vọng, nhưng đề xuất một mô hình tăng trưởng mới, thì ngay cả giới lý luận “cung đình” cũng chưa tự tin để sẵn sàng.
Sự khuyến khích kinh tế, lợi ích, là yếu tố chủ yếu sản sinh động lực tăng trưởng, trong môi trường quyền sở hữu, hệ thống luật pháp minh bạch, các nguyên tắc thị trường cởi mở cạnh tranh, một nhà nước trong sạch, hiệu năng và sự ổn định chính trị.
Nhấn mạnh vai trò quyết định của thể chế đối với sự thịnh vượng hay sự sụp đổ của một quốc gia, tác giả nêu 3 trường hợp minh hoạ:
Một là, sự so sánh hai thể chế tương phản giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Hai là, kiểu mô hình Trung Quốc và Việt Nam, dù đạt tăng trưởng cao trong một thời kỳ, nhưng về tính chất và đặc điểm cũng bị liệt vào loại “thể chế khai thác”, trong đó, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và lao động bị bóc lột tối đa.
Ba là, nước Mỹ với loại “thể chế bao trùm” vượt trội, khi kéo dài tăng trưởng cao từ cuối thế kỷ 19 đến nay, đưa quốc gia này trở thành cường quốc số 1 thế giới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có nhận xét thú vị, rằng nước Mỹ đã có được “một chút may mắn”. Đó là “Hiến pháp Hoa Kỳ may mắn được viết ra năm 1776, đúng vào thời điểm mà các ý tưởng [về tự do] của John Locke và Adam Smith được phổ biến. Và nó thừa hưởng xu hướng phát triển kinh tế thị trường và các thể chế dân chủ… Và nước Mỹ cũng rất may mắn khi George Washington có đức, chỉ dừng lại ở hai nhiệm kỳ Tổng thống, chứ không phải cố gắng trở thành vị vua kế tiếp.”
Xuân Hưng
>>> Tô Lâm để C03 áp dụng tội danh không nhất quán, tạo điều kiện cho việc chạy án làm giàu?
>>> Lãnh đạo Chống tham nhũng trục lợi trong việc bảo vệ cho quan tham nhũng như thế nào?
>>> Chạy chức: Đoàn Thanh niên, bệ phóng cho Đinh La Thăng và Tất Thành Cang (phần 6)
>>> Chạy chức: Hai Nhật – anh thợ hàn gây đại họa, Tổng ngó lơ (phần 5)
Liên hoan phim Việt Nam kết thúc những tranh cãi về chất lượng phim Đất rừng phương Nam