Link Video: https://youtu.be/e1yClaq_D9o
Ngày 26/11, báo Tuổi Trẻ có bài phỏng vấn Nghệ sĩ Nhân dân Đào Bá Sơn – Trưởng ban Giám khảo thể loại phim truyện, tại Liên hoan phim Việt Nam vừa qua.
Theo đó, Đất rừng phương Nam – bộ phim gây tranh cãi thời gian qua – không nhận được một giải thưởng nào.
Ông Sơn cho biết, có 4 tiêu chí để đánh giá một bộ phim. Đó là: Nội dung tư tưởng và nghệ thuật tốt; có tính sáng tạo trong ngôn ngữ điện ảnh, có nhiều tìm tòi trong cách kể một câu chuyện điện ảnh; mang tính nhân văn, hướng tới cái đẹp trong tâm hồn con người; giàu bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đương nhiên, không thể nào có một tác phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chí mà Ban Giám khảo đề ra. Điều đó cũng giống như việc, không thể có một tác phẩm hoàn chỉnh vậy.
Bất kỳ phim nào cũng có vấn đề tồn tại của nó; nhưng quan trọng hơn cả, Ban Giám khảo nhìn bộ phim trên tổng thể cái cơ bản, lõi của nó.
Phim đó có gì đặc biệt. Cần ghi nhận phim ở vấn đề gì để trao giải một cách xứng đáng.
Ông Sơn cho rằng, các tác phẩm dự thi cần được đối xử sòng phẳng như nhau, bỏ đi cái quan niệm phim nhà nước hay phim tư nhân.
Đối với phim Đất rừng phương Nam, ông Sơn cho hay, phim có đề cử ở một số hạng mục, nhưng khi Ban Giám khảo bỏ phiếu thì lại không đạt, dù đã được xem xét kỹ về tất cả các mặt.
Theo ông Sơn, Ban Giám khảo là những người làm nghệ thuật, quyết định của họ đơn thuần trên phương diện nghệ thuật, và chấm các bộ phim dựa trên các tiêu chí về nghệ thuật. Ban Tổ chức đưa bộ phim đấy lên, thì Ban Giám khảo phải chấm đúng trách nhiệm.
Ông Sơn nghĩ, phim Đất rừng phương Nam không vi phạm Luật Điện ảnh; phim dự thi và được đối xử công tâm như tất cả những phim còn lại. Tác giả không cho rằng, Đất rừng phương Nam không có giải, là phương án an toàn cho Ban Giám khảo.
Ban Giám khảo đã tranh luận, xem xét từng vấn đề một, từng chút từng chút một và rất công tâm. Phim xứng đáng đạt được cái gì thì nó sẽ đạt được.
Cá nhân ông Sơn đánh giá, Đất rừng phương Nam là một bộ phim cần được ghi nhận ở sự công phu, trong việc xây dựng bối cảnh, âm nhạc, thiết kế, dàn dựng, quay phim… Các nhà làm phim đã làm rất chỉn chu, cẩn thận; nhưng chưa chắc sự chỉn chu đã là một điều hoàn hảo, đạt tiêu chí để chấm giải.
Ông Sơn nêu ví dụ, ở hạng mục Quay phim xuất sắc, Ban Giám khảo quan điểm, người quay phim xuất sắc là người làm cho khán giả quên luôn người quay phim. Ống kính của người quay phim luôn theo nhân vật, luôn theo câu chuyện và tuân thủ hiện thực đời sống.
Một bộ phim có một chút khuynh hướng thương mại, một chút du lịch để lôi kéo khán giả đến rạp, sẽ khác với tác phẩm chuyên về nghệ thuật. Ban Giám khảo đã xem xét phim Đất rừng phương Nam khá kỹ.
Như vậy, sau những bất đồng, tranh cãi về Đất rừng phương Nam, thì Liên hoan phim Việt Nam đã đưa ra một đánh giá cuối cùng, kết thúc những tranh cãi này. Bởi đây là đánh giá của những nhà chuyên môn, những người làm nghệ thuật, chỉ đánh giá trên phương diện nghệ thuật.
Cho dù ông Bộ trưởng Văn hoá có đe doạ người dân vì những bình phẩm không hay về bộ phim này, thì ông cũng không thể phủ nhận thực tế, đây là một bộ phim thị trường, không có giá trị nghệ thuật. Chưa kể đến yếu tố lai căng, Tàu hoá mà bộ phim đem lại, nó hoàn toàn đi ngược với tiêu chí “giàu bản sắc văn hoá Việt” của Ban Giám khảo, và cũng là mong muốn của người Việt đối với những bộ phim có yếu tố lịch sử.
Vẫn còn may cho Việt Nam, vì còn có được một Ban Giám khảo Liên hoan phim vẫn công tâm, vẫn vì nghệ thuật. Không rõ, liệu những thành viên của Ban Giám khảo này, có còn được tiếp tục tham gia chấm những giải Liên hoan phim về sau nữa hay không.
Quang Minh
>>> Tô Lâm để C03 áp dụng tội danh không nhất quán, tạo điều kiện cho việc chạy án làm giàu?
>>> Lãnh đạo Chống tham nhũng trục lợi trong việc bảo vệ cho quan tham nhũng như thế nào?
>>> Chạy chức: Đoàn Thanh niên, bệ phóng cho Đinh La Thăng và Tất Thành Cang (phần 6)
>>> Chạy chức: Hai Nhật – anh thợ hàn gây đại họa, Tổng ngó lơ (phần 5)
Một người dùng bằng giả để tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học, cao đẳng