Link Video: https://youtu.be/wOAZmoTvuRI
Ngày 27/11, RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Chạy đại biểu Quốc hội 30 tỷ đồng” của tác giả Nguyễn Nhơn.
Tác giả nhắc lại lời khai của cựu Đại biểu Quốc hội, doanh nhân Châu Thị Thu Nga, vào năm 2017 rằng, bà đã chi khoảng 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỷ đồng), để chạy chân Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Bà Nga đã bị tuyên án chung thân vào năm 2018, vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tác giả dẫn báo điện tử Nhadautu, viết rõ
“Con đường chính trị của bà đã song hành với việc mở rộng của công ty.”
“Sau khi trúng cử đại biểu Quốc hội, cái tên Châu Thị Thu Nga nổi lên như cồn khi người ta thấy bà tham gia vào hàng loạt các chức vị… Bà Nga còn là Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011 – 2016.”
“Ngay sau khi bà Nga trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, doanh nghiệp của bà liên tục công bố việc đầu tư vào hàng chục dự án tại thủ đô, từ loại dành cho người có thu nhập trung bình đến cao cấp, văn phòng cho thuê, biệt thự nhà vườn, nhà liền kề…”
“Ngoài Hà Nội, công ty của bà Nga còn đầu tư các dự án tại các tỉnh, thành”.
Theo tác giả, tình tiết “chạy Đại biểu Quốc hội” hết 30 tỷ rất thú vị.
Tại phiên tòa, cả hai lần bà Nga và luật sư muốn nói thêm về lời khai này, đều bị Hội đồng Xét xử quyết liệt ngăn lại, trước khi bà kịp nói bất cứ từ nào.
Thế nhưng, ngay sau đó, chính bà Châu Thị Thu Nga lại viết một tờ tường trình kêu oan, dài 94 trang giấy, trong đó phủ nhận chính lời khai “chạy Đại biểu Quốc hội” của mình lúc trước, cho rằng, do bị ức chế và tinh thần không ổn định nên mới khai như vậy.
Tác giả cho rằng, sự thực thế nào, chỉ người trong cuộc mới rõ. Nhưng diễn biến bất ngờ của nó không dập đi được hoài nghi của dư luận, mà chỉ khiến dư luận càng khẳng định hơn.
Tác giả nhắc đến phản ứng “ngạc nhiên” của ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội:
“Chạy một khoản tiền lớn thế Quốc hội làm gì, giải quyết được vấn đề gì?… Một cá nhân muốn vào Quốc hội để làm gì, có lợi lộc gì không?”
Nhưng, vẫn theo tác giả, nếu hỏi bất cứ một thường dân nào rằng, doanh nhân vào Quốc hội có lợi lộc gì không, thì có ngay câu trả lời. Trong xã hội “nhất thế nhì tiền” và các nhóm lợi ích chằng chịt giữa doanh nghiệp và quan chức, nếu doanh nhân chỉ chăm chăm kinh doanh thuần túy, thì rất dễ dàng bị chèn ép và gây khó khăn.
Nhưng nếu có chỗ dựa là nhân vật chính trị, doanh nghiệp sẽ không sợ bị cạnh tranh đểu. Ngoài ra còn biết trước những thông tin có giá trị bằng vàng, được dành cho những ưu ái về chính sách, vốn và thuế phí v.v… Thậm chí, nếu doanh nghiệp đủ lớn, còn có thể tác động vào chính sách để tạo ra những điều kiện riêng thuận lợi cho mình.
Tác giả nhận xét, chạy đại biểu Quốc hội dễ, rẻ và an toàn hơn chạy một vị trí quan chức.
Hãy xem cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Có tổng cộng 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội, trong đó 485 đại biểu là đảng viên, chỉ có 14 đại biểu ngoài Đảng.
Nói cách khác, Quốc hội chỉ là một bản sao có thêm vài đường tô màu của bộ máy Đảng hay chính quyền. Trong một giới hạn được cho phép, đại biểu có thể phê phán và đề nghị các cái thật thẳng thắn, để người dân nghe xong cứ sướng ngất vì khoan khoái. Nhưng khi thực sự phải biểu quyết, thách kẹo thì tuyệt đại đa số những ông nghị bà nghị đang là đảng viên, cán bộ, lãnh đạo kia, cũng không dám chạy trật ra khỏi vòng kim cô.
Tác giả kết luận, một Quốc hội như thế, thì chuyện gì cũng có thể xảy ra được. Cũng những con người ấy diễn ở các sân khấu khác nhau mà thôi.
Cho nên muốn khỏi đau tim vì tức, thành thật khuyên người dân khi xem họp Quốc hội thì nhớ nhắc mình như đang xem show thôi.
Ý Nhi
>>> Các đại gia đã sập bẫy “vỗ béo rồi thịt” của lãnh đạo Việt Nam như thế nào?
>>> Tô Lâm ráo riết tăng thu, chuẩn bị kinh tài cho cuộc chiến hậu Nguyễn Phú Trọng?
>>> “Xử lý thẳng tay, trừ phe ta”, triết lý độc hại của ngài Tổng
>>> Bình “mặt thớt” – một trùm án oan với tài sản khủng?
Đảng chống tham nhũng chỉ là “đánh trận giả”