Link Video: https://youtu.be/R0q5z652UcQ
Tình trạng mua bán các loại giấy tờ giả, bằng cấp chứng chỉ giả, cũng như các trang website quảng cáo dịch vụ làm giấy tờ giả, vẫn đang được công khai trên mạng.
Gần đây dư luận xã hội hết sức bức xúc về vụ việc ông Nguyễn Trường Hải – người đã sử dụng bằng Tiến sĩ giả để tham gia giảng dạy, hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp ở hàng loạt trường Cao đẳng, Đại học, tại các trường ở khu vực phía Nam trong nhiều năm.
Báo Thanh Niên ngày 8/12 đưa tin với tiêu đề, “ Chi vài triệu đồng, 4 ngày sau có ngay bằng tiến sĩ “thật”!”. Bản tin cho biết, chỉ cần gõ từ khóa “làm bằng tiến sĩ” trên công cụ tìm kiếm Google, ngay lập tức, người dùng sẽ nhận được hơn 76 triệu kết quả chỉ trong 0,27 giây, có nhiều website quảng cáo, mời chào công khai.
Người có nhu cầu làm bằng tiến sĩ giả, không chỉ giới hạn bằng giả của các trường ở trong nước, mà còn có thể “mua” được cả bằng tiến sĩ giả từ những tổ chức tổ chức tự nhận là tổ chức giáo dục ở nước ngoài.
Một câu hỏi đặt ra, vì sao Việt Nam đã có Luật An ninh mạng, mà Bộ Công an lại để xảy ra tình trạng mua bán tài liệu, chứng chỉ bất hợp pháp như vậy, lại còn diễn ra công khai?
Được biết, tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 9/11/2020, khi đề cập tới tình tình trạng mua bán giấy tờ giả tràn lan trên mạng xã hội, người đứng đầu Bộ Công an – ông Tô Lâm – đã thừa nhận rằng, tình trạng cán bộ, công chức trong bộ máy Đảng, nhà nước có nhiều người sử dụng giấy tờ, bằng cấp giả.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, thời điểm đó, tất cả các loại giấy tờ, chứng chỉ, kể cả bằng tốt nghiệp các trường đại học, bằng lái xe, giấy tờ tùy thân của công dân… đều có thể làm giả một cách tinh vi, bằng mắt thường không thể phát hiện.
Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức triệt phá, bóc gỡ nhiều tổ chức, đường dây làm giấy tờ và chứng chỉ giả, có quy mô rất lớn. Nhưng tình trạng mua bán bằng giả, chứng chỉ giả vẫn diễn ra công khai nhiều năm qua. Đại tướng Tô Lâm cũng hứa với Quốc hội, sẽ giải quyết, xử lý, để chấm dứt tình trạng này.
Kể từ khi Bộ trưởng Công an Tô Lâm đăng đàn phát biểu về vấn đề sử dụng giấy tờ, bằng cấp giả tại Quốc hội tháng 11/2020, đến nay đã hơn 3 năm. Nhưng phóng viên báo Thanh Niên, trong vai người có nhu cầu mua bằng cử nhân giả, đã xác nhận, vẫn đang tồn tại một thị trường làm giả bằng cấp.
Thị trường này dành cho những người muốn sử dụng giấy tờ, chứng chỉ giả, để hoàn thiện hồ sơ, chứng minh trình độ học vấn, đang diễn ra rầm rộ và công khai trên mạng xã hội. Phóng viên báo Thanh Niên cho biết: “bằng cử nhân giả có giá 4 triệu đồng, còn ở bậc Tiến sĩ là 15 triệu đồng, và ngành nào, trường nào cũng có thể làm giả được”.
Vẫn theo báo Thanh Niên tiết lộ, có những điều, chỉ nghe qua cũng không khỏi giật mình. Đó là:
“Giá của các bằng Tiến sĩ được rao bán cũng đa dạng, mức cao nhất là 15 triệu đồng, còn mức thấp nhất, rẻ hơn một nửa, chỉ… 6 triệu đồng cho một tấm bằng Tiến sĩ công nghệ thông tin tại trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh”. Kèm theo lời hứa, thông tin bằng cấp “giả” của khách hàng sẽ được nhập lên hệ thống quản lý của trường.”
Thực trạng các quan chức Việt Nam, có đầy đủ các học hàm, học vị dài dằng dặc trong danh thiếp, và ai cũng biết, có tới 99% là sử dụng bằng giả, hoặc bằng thật nhưng bỏ tiền ra mua, hay các loại bằng cấp không được chấp nhận ở Việt Nam.
Theo giới chuyên gia, để xảy ra tình trạng như vừa kể, là do hệ thống xét tuyển công chức, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, dười thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quá chú trọng đến vấn đề bằng cấp mang tính hình thức. Vì hệ thống đòi hỏi “bằng nọ, cấp kia”, khiến nhiều người muốn được tuyển dụng, muốn lên chức, phải sử dụng giấy chứng nhận hay bằng cấp giả.
Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng sử dụng bằng giả vẫn chưa kiên quyết, chỉ cảnh cáo, hay cùng lắm là khiển trách. Thậm chí như vụ mua bán chứng chỉ tiếng Anh ở Đại học Đông Đô, bất chấp sự phẫn nộ của dư luận thì cũng… chìm xuồng.
Được biết, trong số 193 bằng giả được Đại học Đông đô cấp, có 60 người sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ; ngoài ra còn dùng để thi nâng ngạch, thi công chức, khai vào hồ sơ cán bộ v.v….
Cựu Bộ trưởng Giáo dục, Giáo sư Phạm Minh Hạc, trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân tháng 7/2017, chua xót cho rằng: “điều đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ lãnh đạo và người có thẩm quyền, vậy mà vẫn lừa dối, thì làm sao họ có thể nói được dân”.
Công luận đặt câu hỏi, những người học giả, bằng giả, chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức của bộ máy Đảng, nhà nước, chứ không thể lọt vào được khu vực tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài.
Vậy tại sao, lãnh đạo Việt Nam lại để tình trạng này diễn ra kéo dài, mà không xử lý triệt để?
Trà My
>>> Việt Nam chối bỏ sự thật về người bản địa
>>> Ấn Hoàng Đế Chi Bảo và câu chuyện thật giả
>>> Mỹ theo dõi các động thái của Trung Quốc tại Campuchia
>>> Ý rời khỏi Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc
EVN – đứa con “nghịch tử” – sao Đảng mãi nuông chiều?