Link Video: https://youtu.be/KdGR_KM113g
Ngày 8/12, báo Tiếng Dân có bài “Nghệ sĩ nhân dân” giới thiệu hai status của các Facebooker bình về đề tài này.
Nhà thơ Nguyễn Tiến Tường bình luận, tự cái tên [nghệ sĩ nhân dân] đã nói lên chỗ đứng của người nghệ sĩ trong lòng nhân dân rồi. Lòng mến mộ của nhân dân là phần thưởng cao quý mà người nghệ sĩ, bằng tài năng và tâm hồn, ghi lại dấu ấn, không cần xin xỏ ai.
Nếu có danh hiệu phải nộp đơn và xét duyệt, thì nên lấy tên là “nghệ sĩ nhà nước” chẳng hạn. Ai muốn có danh thì xin, ai không muốn thì thôi.
Nhà thơ thích cách mà Nghệ sĩ Bảo Quốc và Thành Lộc từ chối đội đơn xin phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, đó là những người tài hoa đi kèm với lòng tự tôn.
Nghệ sĩ Nhân dân không biết được chút lợi lộc gì không, chỉ thấy lâu lâu xuất hiện trên báo, trên tivi, thêm 4 chữ viết tắt, cũng chẳng sang chảnh gì mấy.
Nhà thơ không thích gọi Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Lam, vì gọi như vậy nghe giống bà cô nào ngồi tựa cửa nhìn xa, nhai trầu bỏm bẻm. Gọi “chị Thanh Lam” đời hơn, và hợp với vẻ đẹp đa đoan của chị hơn.
Nhà thơ bình luận, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân này nọ chỉ nên khuyến khích trao tặng cho những người làm nghệ thuật “hiếm” khán thính giả. Đặc biệt là những người làm trong các lĩnh vực nghệ thuật cổ truyền dân tộc, để động viên họ cố gắng giữ gìn cho hồn phách văn hoá Việt không mai một thất truyền.
Người nào làm nghệ thuật có tính thương mại thì thôi, lợi danh cũng đủ đường rồi. Hữu xạ tự nhiên hương, mình hay mình tốt thì nhân dân thương nhớ, chứ tấm áo không làm nên thầy tu, cố xin thêm cái danh hão làm gì cho thêm vướng lụy.
Kiến trúc sư Dương Quốc Chính thì cho rằng, danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm Xã hội Chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.
Kiến trúc sư Chính khuyên, anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày, đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ?!
Kiến trúc sư Chính nhận xét, thế nên anh gì mới hậm hực như vậy [ám chỉ nghệ sĩ Đỗ Kỷ], nhất là khi vợ còn được rồi [nghệ sĩ Lan Hương]! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn… nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?!
Theo kiến trúc sư Chính, nghệ sĩ miền Nam rất khác, giống tư bản giãy chết hơn, nên không mặn mà lắm với mấy cái tem nhãn của nhà nước. Nhưng những ai có biên chế thì vẫn vậy thôi. Nói chung mỗi miền mỗi khác, do não trạng nó khác. Không so sánh được. Làm cán bộ nhà nước thì mong ngóng nhà nước tặng thưởng này kia thôi.
Kiến trúc sư nhận định, vụ éo le nhất mà cũng có nhiều tranh cãi là giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên cơ.
Ám chỉ việc nhạc sĩ Phạm Tuyên là một công thần của chế độ, nhưng ông lại là con của cố Thượng thư Phạm Quỳnh – người bị Việt Minh xử tử năm 1945 và bị chụp mũ là “phản quốc”.
Kiến trúc sư bình luận, đã có màu sắc Xã hội Chủ nghĩa thì đương nhiên là cơ chế xin cho, ban phát. Nên việc có đường dây, quan hệ, chạy mấy cái này cũng không lạ. Nhưng em gì trẻ trẻ được Nghệ sĩ Nhân dân mình cũng thấy lạ cho nó [ám chỉ ca sĩ Phạm Phương Thảo]. 8x hay 9x mà cũng ham hố mấy cái giải thưởng của các cụ. Chả biết lấy về làm gì nữa? Chắc đang là văn công mới thế chứ bình thường ai bị vậy đâu?
Cuối cùng, kiến trúc nhạo báng hỏi: Có danh hiệu Dư luận viên nhân dân hay KOLs ưu tú không nhỉ?
Thu Phương
>>> Nhân danh Xã hội Chủ nghĩa, tại sao Việt Nam không miễn phí giáo dục và y tế thưa Tổng Bí thư?
>>> Đại án Vạn Thịnh Phát và lỗ hổng trong kiểm soát tài sản: “Cháy nhà mới ra mặt chuột”?
>>> Liệu “bác” Trọng có tự trọng?
>>> Tô là tướng tài hay tướng tồi, để tội phạm sổng chuồng rồi tốn công truy bắt?
Hồng vệ binh và vụ Nhân văn Giai phẩm