Link Video: https://youtu.be/tcsfsIIlc08
Ngày 28/12, báo Tiếng Dân đăng bài “Vụ “xá lợi tóc” ở chùa Ba Vàng: Lấy bảo vật quốc gia khác cứ như lấy cây kim, sợi chỉ” của tác giả Giang Hà.
Bài viết này bàn về sự việc chùa Ba Vàng tổ chức cho Phật tử chiêm bái “xá lợi tóc của Đức Phật”, trong chuỗi hoạt động kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh. Sự việc này đã gây ra nhiều tranh cãi trái chiều trên mạng xã hội và trong dư luận.
Thông tin từ chùa Ba Vàng cho hay, “xá lợi tóc của Đức Phật” được đích thân trụ trì chùa Parami và Bảo tàng Xá lợi Phật Quốc tế Parami, thành phố Yangon, Myanmar, cung thỉnh từ Myanmar về chùa Ba Vàng. Đây là một trong các quốc bảo của Myanmar, tồn tại từ 2.600 năm trước.
Thoibao.de giới thiệu bài viết của tác giả Giang Hà đến quý khán thính giả, nội dung như sau:
Chùa Shwedagon hay Chùa Vàng là một ngôi chùa nằm ở thành phố lớn nhất ở Yangon. Theo truyền thuyết và ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, tức là vào khoảng cách đây 2.500 năm. Dù vậy, các nhà khảo cổ học nhận định, nó được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10. Trải qua bao năm tháng, cho đến nay, Shwedagon vẫn được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar.
Chùa Shwedagon đang là nơi lưu giữ 4 báu vật của Phật giáo, đồng thời được coi là bảo vật quốc gia của đất nước Myanmar, đó là:
- Cây gậy Phật Câu Lưu Tôn
- Dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm
- Mảnh áo Phật Ca Diếp
- Tám sợi tóc của Phật Thích Ca
Theo truyền thuyết Phật giáo Myanmar, Trupusa và Bahalika là hai anh em thương gia đến buôn bán ở Bankh (nay thuộc Afghanistan), trên đường quay về, họ gặp Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ đã dâng cúng đồ ăn và được Phật thu nhận làm hai đệ tử đầu tiên của Phật, đồng thời được ban cho 8 sợi tóc. Khi trở về đến Myanmar, họ được vua Okkalapa giúp đỡ, tìm ra đồi Singuttara gần kinh thành Pokkharavati, xây bảo tháp để thờ phụng 8 sợi tóc. Nơi này về sau chính là chùa Shwedagon.
Tám sợi tóc này được đặt trong bảo tháp, mỗi năm được bỏ ra một lần để chăm sóc, tránh sự tác động của môi trường, nó được coi là bảo vật đặc biệt của đất nước Myanmar.
Thế nhưng, không biết đồng chí Vũ Minh Hiếu – chùa Ba Vàng – giữ chức gì trong Hội Phật giáo Thế giới, có quan hệ khủng gì với giới chức Chính phủ Myanmar, mà xin được một sợi tóc của Đức Phật đưa về chùa Ba Vàng, mà không cần thông qua hai nhà nước.
Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, được bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Việc cho nước khác mượn quốc bảo để giới thiệu văn hoá phải được sự đồng ý của Chính phủ Myanmar.
Ngày nay, vai trò của văn hóa ngày càng được các quốc gia đề cao, coi trọng, bảo tồn, gìn giữ. Văn hóa đã trở thành một trong các trụ cột và là động lực của quá trình phát triển bền vững kinh tế xã hội. Đồng thời, nó là nhân tố phát huy sức mạnh tổng hợp của một quốc gia.
“Con người với tư cách là chủ thể xã hội, đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, quy tụ mọi sức mạnh, quyết định sự tồn vong hay hưng thịnh của các dân tộc”.
Thế mà, trong nhiều năm qua, chúng ta đang để cho một “anh sư ngụy tu” thích tiền hơn tâm, mang những kiến thức đã được học ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, lợi dụng chính sách “du lịch tâm linh”, lợi dụng sự mê muội của một người dân để kiếm tiền.
Ông ta đang đầu độc người Việt bằng thứ văn hoá duy tâm, ngu muội, buông bỏ, để tin vào một ai đó. Ông ta đang biến người Việt trở thành nô dịch bằng một mớ lý thuyết pha tạp giữa triết lý của nhà Phật, với những triết lý của cuộc sống đời thường.
Minh Vũ
>>> Đánh đổ chế độ phong kiến để thiết lập cơ chế “con vua lại làm vua” – Tổng Trọng hãy trả lời?
>>> Nụ cười “bí hiểm” của Phan Quốc Việt và quả bom “80% cổ phần Việt Á”: Nỗi bất an của Tổng Trọng?
>>> Rửa tiền và tài trợ khủng bố, Đảng bị EU chỉ mặt!
>>> Vì sự dốt nát hay vì gian ác, mà Bộ của ông Tô đẩy các doanh nghiệp vào sự khốn đốn?
Chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam trong năm 2023