Việt Nam là một quốc gia nguy hiểm đối với nhà báo

Link Video: https://youtu.be/gt31yTslf0I

Ngày 26/12, RFA Tiếng Việt có bài “RFS: Việt Nam bị xếp trong nhóm năm quốc gia rủi ro nhất trên thế giới đối với nhà báo”.

Theo đó, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong nhóm 5 quốc gia rủi ro nhiều nhất đối với các nhà báo trong năm nay, chỉ xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Belarus.

RFA cho biết, RFS công bố báo cáo tổng kết năm 2023, về các nhà báo bị giết và bị bắt giữ trên toàn thế giới. Trong đó, Chính phủ Việt Nam đang giam giữ 36 nhà báo.

Báo cáo hồi tháng 5 cũng của RFS xếp Việt Nam thứ 178 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, được khảo sát về tự do báo chí.

Theo RSF, các nhà báo độc lập và blogger thường xuyên bị chính quyền nhắm đến, do là nguồn thông tin tự do duy nhất ở một quốc gia mà báo chí viết theo lệnh của chính quyền độc đảng.

RFA dẫn lời một nhà hoạt động ở Hà Nội, cho rằng:

Tôi quan sát và nhận thấy, đàn áp gia tăng khiến nhiều nhà hoạt động, nhà báo gia tăng tự kiểm duyệt, để bảo đảm an toàn cho bản thân.

Đơn cử, so sánh phản ứng của dư luận về chuyến thăm vừa rồi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các chuyến thăm trong quá khứ sẽ thấy. Hoàn toàn im lặng.”

RFA cũng dẫn cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga nói:

Các nhà báo, phóng viên truyền thông, các nhà hoạt động chính trị không phải là nhà báo, góp phần truyền thông bằng nhiều cách khác nhau, để có thể lên tiếng phản biện, đều bị gây khó khăn, như bị đóng các trang mạng xã hội, bị an ninh mời làm việc bắt buộc phải ngừng viết bài, và nặng nề nhất là bị bắt vào tù.

Báo cáo của RFS dẫn lại vụ blogger Đường Văn Thái bị bắt cóc ở Thái Lan, và cho rằng, “sự đàn áp của đảng cầm quyền cũng vượt ra ngoài biên giới của nó”.

Hình: Báo cáo Tổng kết năm 2023 của RFS

Theo RFA, sau vụ việc xảy ra đối với ông Đường Văn Thái, nhiều Facebooker và Youtuber đang tị nạn ở xứ Chùa Vàng đã phải thận trọng hơn, để tránh bị an ninh Việt Nam có hành động tương tự.

RFA dẫn lời ông Trần Duy Chiến, một Youtuber đang ở Thái Lan chuyên đưa tin chính trị Việt Nam, nhận định:

“Sau vụ việc chính quyền Việt Nam qua bắt cóc Đường Văn Thái, thì những Facebooker và blogger tại Thái Lan viết bài giảm hơn, vì chúng tôi lo ngại về an ninh cho bản thân.”

Báo cáo của RFS cũng đề cập đến việc các nhà báo bị cầm tù tại Việt Nam, nơi gần như có hệ thống điều trị bị xuống cấp, bị từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Ví dụ, hai nhà báo độc lập, Phạm Chí Dũng và Lê Trọng Hùng đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực vào giữa năm 2023 để phản đối các điều kiện giam giữ

RFA tiếp tục dẫn lời nhà báo kiêm nhà văn Võ Thị Hảo, nói:

Khi mà báo chí không có tự do đưa tin, tự do ngôn luận, thì tất cả những vụ án, những vụ tham nhũng, hay là những cái tiêu cực từ phía nhà nước hoặc là những công ty có quyền lực lớn về tiền, cũng như mối quan hệ lợi ích nhóm hoặc là những cơ quan tổ chức đặc biệt là về ngành công an, thì đều bị ém nhẹm.

Điều đó dẫn tới tai hại khủng khiếp. Mọi người có thể thấy qua những vụ sụp đổ như là SCB hay Vạn Thịnh Phát, hay nhiều vụ sụp đổ khác. Người ta đã ăn cắp, đã cướp quyền lợi của người dân Việt Nam, dẫn tới nguy cơ sụp đổ nền kinh tế.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa bình luận về báo cáo của RSF, cũng như chưa lập tức trả lời phóng viên RFA.

RFA cho biết thêm, trong năm 2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, báo cáo của RSF khi đó “dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và với dụng ý xấu,” trong khi các tờ báo nhà nước kêu gọi “cảnh giác với những luận điệu của Phóng viên Không Biên giới.”

Hình: Bài trên RFA

Ý Nhi

>>> Đánh đổ chế độ phong kiến để thiết lập cơ chế “con vua lại làm vua” – Tổng Trọng hãy trả lời?

>>> Nụ cười “bí hiểm” của Phan Quốc Việt và quả bom “80% cổ phần Việt Á”: Nỗi bất an của Tổng Trọng?

>>> Rửa tiền và tài trợ khủng bố, Đảng bị EU chỉ mặt!

>>> Vì sự dốt nát hay vì gian ác, mà Bộ của ông Tô đẩy các doanh nghiệp vào sự khốn đốn?

Cả ba kịch bản đường sắt cao tốc đều có nguy cơ khiến Việt Nam nợ nần chồng chất