Sự vắng mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 26/12/2023, sau Hội nghị Nông dân toàn quốc, và tin đồn đoán ông Trọng đang trong tình trạng “thập tử nhất sinh”, không khó để xác định.
Từ ngày 15 đến ngày 18/1/2024, theo kế hoạch, Quốc hội khóa 15 sẽ họp bất thường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Đại biểu Quốc hội thuộc đoàn Hà Nội, sẽ có mặt dự họp hay không, thì sẽ là câu trả lời về sức khỏe của ông.
Biến cố Kiên Giang – được biết đến là tai nạn của Tổng Bí thư Trọng, trong chuyến kinh lý vào tháng 4/2019, tại quê hương ông Nguyễn Tấn Dũng – một cựu thù của Tổng Trọng. Rất may cho ông Trọng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa một nhóm bác sĩ, lương y Trung Quốc, tức tốc sang Hà Nội, phối hợp với các bác sĩ của Bệnh viện 108 Quân đội.
Sau đó, người ta thấy ông Trọng phục hồi và trở lại làm việc rất nhanh, ngoài sức tưởng tượng. Dù rằng ông Trọng đi chưa vững, vẫn phải có người dìu, sau đó, là nắm tay dắt đi.
Vào khoảng thời gian đó, có tin từ giới thạo tin cho biết, nhóm bác sĩ Trung Quốc điều trị bệnh cho ông Trọng đã đảm bảo với phía Việt Nam rằng, ông Trọng sẽ kéo dài tuổi thọ tương đương với tuổi thọ của các lãnh đạo Trung Quốc, trung bình ở độ tuổi 90, thậm chí ngót nghét trăm tuổi. Nghe nói, lúc đó, phu nhân của Tổng Bí thư Trọng tỏ ra rất vui mừng, biết ơn Đảng, nhà nước Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Mạng xã hội gần đây có ý kiến cho rằng, Tổng Bí thư làm việc hết sức căng thẳng, nhất là sự thất thế của ông sau Hội nghị Trung ương 8 khóa 13, trong bối cảnh “thù trong, giặc ngoài”.
Thù trong (Đảng) – đó là chuyện các đồng Đảng, nhưng không đồng phe với Tổng Trọng, đã khiến ông Trọng bị “việt vị”. Cụ thể, khi trình kế hoạch nhân sự “chủ chốt” cho Đại hội Đảng khóa 14, để Ban Chấp hành Trung ương xem xét và thông qua tại Hội nghị Trung ương 8. Kế hoạch này có 7 vấn đề.
Tuy nhiên, chỉ duy nhất trường hợp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung được bầu bổ sung là thành viên Ban Bí thư. Còn lại 6 vấn đề khác đều bị Ban Chấp hành Trung ương trả lại, yêu cầu Tổng Bí thư làm rõ.
Theo giới phân tích, “giặc ngoài” thì rõ ràng ai cũng biết, với quyết định “bạo gan” mới đây của Tổng Trọng, khi nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lên mức cao nhất. Đó là quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, ngang bằng với mối quan hệ của Việt Nam với 2 cường quốc là Trung Quốc và Liên bang Nga.
Điều này khiến Ban lãnh đạo Bắc Kinh căm tức, và nó cũng khiến mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xuống mức thấp nhất chưa từng thấy.
Đó là lý do vì sao, vào đầu tháng 12/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phải cất công sang Hà Nội để hỏi tội “những đứa con hoang đàng” Việt Nam, ngỗ ngược và khó bảo.
Theo giới phân tích, rất có thể, trong đợt chữa trị định kỳ theo lịch thăm bệnh của các bác sĩ Trung Quốc, số phận của ông Trọng đã nằm gọn trong tay của Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo Bắc Kinh.
Liệu có xảy ra trường hợp như nhà văn Phạm Viết Đào – cựu Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – gần đây tiết lộ trên trang Facebook cá nhân:
“Có 5 yếu nhân nghi bị Trung Quốc hạ độc, đó là Lê Đức Anh, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Lê Văn Thành, Nguyễn Chí Vịnh… Dư luận vỉa hè cho rằng: Nguyễn Bá Thanh bị hạ độc, vì đe dọa đến số phận ai đó là người của Trung Quốc. Cả Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang đều có những sự khác thường về sức khỏe, sau khi đi thăm Trung Quốc… Trần Đại Quang chỉ nhận một bó hoa trong chuyến thăm, mà mang virus lạ rồi qua đời.”
Chưa hết, ông Phạm Viết Đào cho biết thêm:
“Ông Việt Phương [53 năm làm Thư ký riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cùng một số năm đồng thời còn làm Thư ký cho Tổng Bí thư Lê Duẩn] kể, trong một lần cùng ông Hồ Chí Minh sang thăm Bắc Kinh, ông Lê Duẩn đã được ông Hồ Chí Minh gọi sang phòng dặn: chú sang ngủ chung với Bác; với Bác, chắc họ không dám làm gì; riêng chú hãy cẩn thận, bạn không ưa chú. Khi thăm Bắc Kinh Lê Duẩn thường đổi giường ngủ cho thư ký vì như vậy.”
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hồi phục rất nhanh và trở lại làm việc sau “biến cố Kiên Giang”, ông Phạm Viết Đào đánh giá là điều “mừng một nhưng lo tới mười”. Vì:
“Trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cận đại, có rất nhiều vị lãnh đạo Việt Nam sau khi đi thăm Trung Quốc về, đều có những triệu chứng bất thường về sức khỏe; sau đó lại “phải nhờ thầy thuốc Trung Quốc giải cứu”, và họ bị biến thành “ con tin” của thầy thuốc Trung Quốc, cố Chủ tịch Lê Đức Anh là một ví dụ. Theo đó, hàng năm, phía Trung Quốc tiếp tục cử một đoàn y tế do một nữ bác sĩ châm cứu nổi tiếng của Trung Quốc sang chăm sóc sức khỏe cho Lê Đức Anh, đến khi qua đời ở tuổi 99.”
Theo giới thạo tin, có một vài lãnh đạo Việt Nam đã tự nguyện theo Trung Quốc, song vì lý do nào đó lại “quay xe”, như Trần Đại Quang và Nguyễn Chí Vịnh… Cái kết cho họ là căn “bệnh lạ” và chết trong đau đớn.
Những phân tích kể trên để thấy, tình huống Tổng Trọng bị mắc “bệnh lạ” bí ẩn, giống như các trường hợp liệt kê ở trên, là điều hoàn toàn có cơ sở.
Chúng ta hãy cùng chờ xem!./.
Trà My – Thoibao.de
12.1.2024