„Giả toi bắt quạ“, cụ Tổng đang nhắm vào ai?

Ngày 13/1, Facebooker nổi tiếng Dương Quốc Chính có bài bình luận “Giả chết và giả sống” trên trang cá nhân của mình.

Tác giả nhắc lại truyện Tam quốc, trong đó có đoạn Khổng Minh giả sống để dọa Tư Mã Ý. Đại khái, Khổng Minh biết là mình sắp chết ở trận tiền, số không qua được, nhưng nếu để lộ ra thì sẽ bị quân Ngụy tấn công. Thế nên, ông phải lập mưu sẵn cho bọn đệ thực hiện, là khi ông chết thì giả vờ còn sống, rồi rút quân về Thục, mà Tư Mã Ý (vốn đa nghi) sẽ không dám đuổi đánh, vì tưởng ông còn sống.

Sau này, trong dân gian lưu truyền câu nói, về sau đã trở thành tục ngữ phương ngôn: “Tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt” (Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống).

Tác giả nhận xét, ngày nay thì chả đánh nhau với ai, nhưng với người có sức ảnh hưởng lớn thì vẫn phải giả sống là bình thường. Bởi vì cần thời gian để thu xếp nhiều việc hậu sự, phòng bị các nơi hiểm yếu, nhỡ có thế lực thù địch nhân cơ hội có khoảng trống quyền lực để manh động! Xong xuôi mọi việc thì mới công bố chính thức.

Theo tác giả, với người bình thường, khi nhà có tang, có khi cũng mất cả ngày còn chưa phát tang được, vì còn xem ngày, giờ, chờ con cháu ở xa về, rồi chuẩn bị các thủ tục. Ai làm trưởng ban lễ tang, ai đón tiếp khách, rồi thủ tục ma chay… đủ thứ. Nhà càng giàu, quan chức… con cháu đông. Nhất là khi con cháu đang xung đột, không thống nhất được thủ tục, thì còn lâu phát tang nữa.

Tác giả dẫn âm mưu đảo chính giả để làm phản đảo chính thật, dưới thời đệ nhất Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam. Gọi là chiến dịch Bravo 1 và 2. Đại khái là ông Ngô Đình Nhu chế ra 1 cuộc đảo chính giả, để những ai muốn làm phản sẽ lộ mặt, rồi hốt sạch để thanh trừng. Nhưng kế hoạch này không thành công do Tôn Thất Đính làm phản. Thế là anh em ông Diệm bị đảo chính thật.

Tác giả bình luận, trò này gọi là giả chết bắt quạ cũng được. Lãnh tụ giả chết để dụ bọn thế lực thù địch nổi loạn. Sau khi bọn chúng lộ diện thì lãnh tụ phủi đít đứng dậy, hốt trọn ổ là êm.

Tác giả cho biết, trò này còn 1 dị bản êm ái hơn, gọi là “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Bác Mao đã làm, đó là thả cho anh em trí thức văn nghệ sĩ tự do sáng tác, phê bình chế độ. Anh em trí thức cục phân đang lúc phê pha vì được tự do tư tưởng, thì bị hốt sạch, khóa mõm! Việt Nam cũng đã có giai đoạn đó, nhà văn Dương Thu Hương được tự do sáng tác, rồi bị nhập kho! Cả vụ Nhân văn Giai phẩm trước đó nữa, chính là copy Trăm hoa đua nở kể trên.

Tác giả kết luận, như vậy giả chết hay giả sống, giả tự do, đều có thể là âm mưu được cả. Tàu hay ta đều đã từng áp dụng. Thế nên, anh em cứ cẩn thận phòng bị gậy, kẻo lại mất 7 củ rưỡi là nhẹ, không thì 331.

Bài viết này của tác giả Dương Quốc Chính, được đăng tải trong bối cảnh đang rộ lên những tin đồn về sức khoẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, nhiều nguồn tin tung ra, rằng, ông Trọng bị đột quỵ lần 2 và sức khoẻ đang rất nghiêm trọng, thậm chí là đã chết.

Thực tế, ông Trọng đã xuất hiện trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội sáng ngày 15/1. Những hình ảnh được truyền hình trực tiếp cho thấy, rõ ràng, sức khoẻ của ông có vấn đề, nhưng không đến mức nghiêm trọng như đồn đoán.

Không rõ, ông Trọng có giả chết để bắt con quạ nào không, nhưng có đồn đoán cho rằng, khi ông Trọng xuất hiện thì ông Tô Lâm đã “biến mất”. Không rõ thực hư thế nào.

Tuy nhiên, việc đấu đá trong nội Đảng đang ở hồi gay gắt, khi cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư dường như đã bắt đầu khởi động.

Hoàng Anh – thoibao.de

15.1.2024