Đầu năm “Tổng Bạc” vi hành, bắn thông điệp “tau khỏe có chi mô”!

Sáng mùng 4 tết, ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện chuyến vi hành đầu năm. Lần này ông đến dâng hương tại điện Kính Thiên, khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Cùng “sát nách” ông Tổng, có ông Đinh Tiến Dũng – Bí thư thành Ủy Hà Nội và ông Lê Minh Hưng – Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Có lẽ 2 ông này cũng kiêm luôn vai trò “người chăm sóc” sẵn sàng đưa tay ra đỡ nếu ông Tổng bí thư bị té ngã.

Điện Kính Thiên xây dựng năm 1428 thời Lê, trên nền điện Càn Nguyên thời Lý, điện Thiên An thời Lý – Trần. Đến thời Nguyễn, vua Gia Long cho xây dựng một tòa thành mới, điện Kính Thiên thời Lê vẫn là trung tâm của khu hành cung thời Nguyễn, dù quy mô đã thu hẹp hơn trước.

Năm 1841, nhà Nguyễn đổi tên là điện Long Thiên. Thềm rồng phía trước điện Kính Thiên được tạo tác năm 1467 thời vua Lê Thánh Tông, từ Đông sang Tây dài 13 m, tạo thành 3 lối lên xuống. Lối chính giữa dành cho vua đi, hai bên dành cho quần thần. Đôi rồng ở giữa được tạo tác theo phong cách tả thực, bằng đá nguyên khối. Hai bên là rồng cách điệu vân mây, biểu tượng cho vũ trụ và trời đất. Thềm rồng phía sau được tạo tác khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18.

Nếu thời phong kiến, đầu năm các vua đương triều đến đây dâng hương đối với các tiên đế. Năm nay ông Nguyễn Phú Trọng cũng đến, về danh xưng thì Tổng Bí thư và vua khác nhau, nhưng về thực quyền thì ông Nguyễn Phú Trọng chẳng khác nào một ông vua. Thậm chí còn có thực quyền hơn những vua bù nhìn trước đây. Ông Nguyễn Phú Trọng đến dâng hương tại điện Kính Thiên trông chẳng khác nào hoàng đế đương triều thực hiện điều này.

Có thể nói, chuyến vi hành của ông Trọng như thế này là rất hiếm. Trước các kỳ họp Quốc hội, Trung ương Đảng thường rồng rắn vào lăng viếng xác ông Hồ Chí Minh nhưng lần nào cũng không có ông Nguyễn Phú Trọng. Lý do là ông tuổi cao sức yếu, nếu đến viếng những nơi này, ông đứng lâu có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lần này ngoại lệ, chỉ là buổi dâng hương không quan trọng, không bắt buộc ông phải có mặt nhưng ông vẫn “dành dụm” chức sức tàn để đi đến nơi đây. Không biết lần này ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khấn xin điều gì trước vong linh các tiên đế và các tiên hiền đây? Ông có cầu cho sức khỏe của ông hay không?

Vấn đề sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng trong năm 2024 này sẽ được nhiều người quan tâm. Không những người dân quan tâm mà cả Trung ương Đảng cũng quan tâm. Bên Đảng họ quan tâm không phải vì họ thương ông mà là họ sợ. Họ sợ cái lò của ông kéo đến nhà họ. Vậy nên, ông Trọng còn sống ngày nào họ lo lắng ngày đấy. Sự thật, rất nhiều đồng chí của ông mong ông sẽ chết trong năm con rồng này.

Chuyến vi hành của ông Tổng bí thư có thể cũng có một ẩn ý nữa, đấy là ông muốn bắn tin cho những ai đang mong ông theo chân Bác Hồ xuống địa ngục rằng: “tau khỏe có chi mô”, còn thật sự ông có khỏe hay không thì chỉ có ông biết, trời biết và bác sỹ biết.

Một nguồn tin đang cần được kiểm chứng cho chúng tôi biết, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang bị “ung thư máu”. Nếu đây là sự thật thì rất có thể ông Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam khó mà “lết đến hết năm rồng”.

Trong Đảng Cộng Sản, các phe phái đối đầu tranh nhau dẫn đến triệt hạ, thanh trừng, và cả hạ sát nhau là chuyện đã xảy ra nhiều năm nay. Ngay cả các đồng chí trong một phe cũng chưa chắc gì tin tưởng nhau. Tuy họ cùng một phe nhưng họ triệt hạ nhau không phải là hiếm. Trước đây, ông Đinh Thế Huynh từng là người được ông Tổng bí thư chọn làm “người kế thừa”, nhưng rồi vì không kiên nhẫn đã tính chuyện “làm phản” nên giờ đây đang bị giam lỏng tại nhà.

Tham vọng của Tô Lâm là chức Tổng bí thư, có binh quyền trong tay, Tô Lâm rất có thể sẽ “làm gì đó” để tạo cơ hội cho chính mình. Bằng không, để đến hết nhiệm kỳ thì mâm được dọn cho Vương Đình Huệ và Phạm Minh Chính.

Trà My – Thoibao.de

14.2.2024