Ghế Chủ tịch nước, chiếc ghế “ma ám”, Thưởng đang dính “lời nguyền”?

Ghế Chủ tịch nước, chiếc ghế “ma ám”, Thưởng đang dính “lời nguyền”?

Từ năm 2018 đến nay, chiếc ghế Chủ tịch nước đã 3 lần đổi chủ. Lần thứ nhất là vào năm 2018, sau khi ông Trần Đại Quang bất ngờ chết giữa nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm ghế này về tay mình, và định làm Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư, giống Tập Cận Bình.

Thế nhưng, ngồi ghế Chủ tịch nước chưa được 1 năm, thì ông Trọng bị gục ngã ngay tại Kiên Giang – thánh địa của Nguyễn Tấn Dũng. Cú ngã này khiến ông Trọng suýt theo chân Bác Hồ của ông, may mà được cứu chữa kịp thời. Tuy nhiên, di chứng của lần ngã bệnh này đến nay vẫn còn đeo bám ông. Ông Trọng giờ không thể đi đứng bình thường, mà là đi “cà lết” với những bước chân nặng nề, lúc nào cũng cần có người theo sau để sẵn sàng đỡ, nếu ông bị ngã.

Sau cú quật “thập tử nhất sinh” tại Kiên Giang, ông Trọng đã phải nhả chiếc ghế “xui xẻo này” cho ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng rồi, ông Phúc cũng chẳng ngồi được lâu, chỉ 2 năm sau là ngã ngựa. Ông Võ Văn Thưởng thay thế. Tưởng rằng, với bản chất “hiền lành” nhất trong Bộ Chính trị, không gây thù chuốc oán với ai, Võ Văn Thưởng sẽ yên vị tại ghế này cho đến hết nhiệm kỳ. Thế nhưng, mới chỉ 1 năm mà sóng gió đã nổi lên với ông Thưởng. Có vẻ như, ông Thưởng cũng đang dính phải “lời nguyền”?

Việc cho hốt hàng loạt quan chức có dính líu tới Tập đoàn Phúc Sơn cho thấy, ông Tô Lâm đang nhắm tới Võ Văn Thưởng. Thế lực Hưng Yên tại Bộ công an hiện đang có lợi thế hơn thế lực Ninh Bình do Trần Quốc Tỏ đứng đầu. Lương Tam Quang đang tràn trề hy vọng thay thế Tô Lâm. Như vậy, dù có rời khỏi Bộ Công an, thì Tô Lâm vẫn có “hậu phương” vững chắc. Vậy nên, có lẽ ông Tô đang nhắm đến trụ yếu nhất trong tứ trụ – đó là trụ Chủ tịch nước.

Cách đây một năm, Tô Lâm chê ghế Chủ tịch nước, vì sợ cái “dớp” của Trần Đại Quang. Tuy nhiên, tình thế giờ đây đã khác. Thế lực Hưng Yên đã tự tin thao túng được toàn bộ Bộ Công an, nên Tô Lâm có thể an tâm rời ghế Bộ trưởng, để tính toán con đường leo cao hơn.

Ông Võ Văn Thưởng và Tô Lâm đều là cánh tay của ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy thờ một chủ, nhưng vì lợi ích riêng, họ sẵn sàng kịch chiến. Ông Tô Lâm đang tìm những chứng cứ mà ông Thưởng không thể chối cãi, thông qua những vụ án của đàn em ông Thưởng, để buộc Bộ Chính trị phải loại Thưởng.

 

Vì vậy, số phận của Võ Văn Thưởng đang rất mong manh. May ra, chỉ có ông Trọng mới có thể cứu được ông Thưởng. Còn nếu ông Trọng mà gật đầu cho thay Thưởng, thì xem như, Võ Văn Thưởng sẽ ngã ngựa giống như Nguyễn Xuân Phúc.

Bão tố đang nổi lên quanh chiếc ghế Chủ tịch nước là sự thật. Điều đáng nói là, cách đây 1 năm, chính Tô Lâm đã đùn đẩy chiếc ghế này cho Võ Văn Thưởng. Giờ đây, Tô Lâm lại quyết giành cho bằng được. Nguyên nhân cũng là do thời thế đã đổi thay chóng vánh.

Ngồi ở ghế Chủ tịch nước, với quyền lực tuyệt đối như Nguyễn Phú Trọng, mà vẫn suýt chết. Thì với quyền lực mong manh như Võ Văn Thưởng, sẽ rất khó để trụ qua cơn sóng gió, nếu không có sự trợ lực từ Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng cũng đang rơi vào thế khó, Tô Lâm và Võ Văn Thưởng như 2 cánh tay của ông, mà giờ đây lại tranh giành quyền lực. Nếu mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm, thì rất có thể, ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải chọn một bên và hy sinh bên còn lại.

Nhiệm kỳ 2016 – 2021 có 2 Chủ tịch nước; nhiệm kỳ 2021 – 2026 mới được nửa đường, mà cũng đã có 2 Chủ tịch nước. Nếu Võ Văn Thưởng không trụ nổi qua sóng gió, thì có lẽ, chiếc ghế Chủ tịch nước lại bị đồn là “chiếc ghế ma ám”. Kể từ sau khi ông Trần Đại Quang chết, chưa ai được yên khi ngồi vào chiếc ghế mà ông để lại.

Tuy ghế Chủ tịch nước là hữu danh vô thực, nhưng nó vẫn thuộc hàng Tứ trụ. Mà chỉ có vào được Tứ trụ, thì mới có cơ hội được hưởng suất đặc biệt dành cho uỷ viên Bộ Chính trị trên 65 tuổi, mới có cơ hội tiếp tục với giấc mơ quyền lực.

Trà My – Thoibao.de