Vì sao Trần Quốc Tỏ là mối quan tâm hàng đầu mà Tô Đại phải chặn bằng được?

Kể từ khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm, chính trường Việt Nam ngày càng nóng lên, với việc nhiều cán bộ cấp cao ở Trung ương và địa phương bị xử lý kỷ luật, bị khởi tố, bắt giam.

Truyền thông nhà nước ngày 3/4 đưa tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 39, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật ông Đào Ngọc Dung – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cùng hàng loạt lãnh đạo của Bộ này.

Các nhân vật này bị cáo buộc liên quan đến “gói thầu của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC)” do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đứng đầu.

Trước đó, ông Mai Tiến Dũng – nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, và ông Trịnh Đình Dũng – cựu Phó Thủ tướng, cũng đã bị Bộ Chính trị kỷ luật.

Theo giới thạo tin, việc hàng loạt nhân sự cấp cao trong nhóm Hà Nam Ninh của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, gồm Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng, Đinh Tiến Dũng, Mai Tiến Dũng, Đào Ngọc Dung, bị triệt hạ, cho thấy, các phe cánh trong Đảng đang bao vây để cô lập nhóm này, cũng như cô lập “nhạc trưởng” Trần Quốc Tỏ – em trai ông Trần Đại Quang.

Người hưởng lợi nhiều nhất trong việc này, không ai khác là Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, 62 tuổi, hiện là Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đang là một nhân vật “cản mũi kỳ đà”, trong việc sắp xếp nhân sự cấp cao tại Bộ Công an.

Trong quá khứ, mối quan hệ giữa ông Trần Đại Quang và ông Tô Lâm cũng là “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Trần Đại Quang rất cảnh giác với Tô Lâm – một nhân vật được đánh giá là người của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Việc ông Trần Đại Quang sau Đại hội Đảng 12, dù đã nhậm chức Chủ tịch nước, nhưng hàng ngày vẫn về Bộ Công an làm việc, để cho Bộ trưởng Tô Lâm phải tiếp tục ngồi tại phòng làm việc của Thứ trưởng, khiến ông Tô Lâm hết sức bất bình.

Theo giới thạo tin cung đình, Trần Đại Quang lên chức Chủ tịch nước nhờ sự vận động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vào lúc thế và lực của ông Ba Dũng trước Đại hội 12 còn rất mạnh. Đó cũng là lý do, Trần Đại Quang không sợ bất kỳ ai, kể cả Tổng Trọng.

Các tài liệu của Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng bị rò rỉ, loan truyền trên mạng xã hội, cho biết “Về âm mưu soán Đảng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, sau cái chết của Trần Đại Quang?”. Đây là báo cáo của Tổng Cục 2 gửi Tổng Trọng, theo đó, dưới thời ông Ba Dũng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang không ngại bất cứ việc gì, cố gắng hạ bệ Tổng Trọng. Đó là lý do vì sao, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phải chết bất ngờ và đau đớn, với những đồn đoán cho rằng, có bàn tay của Bắc Kinh.

Sau Đại hội 12, Chủ tịch nước Trần Đại Quang liên tục xuất hiện trong bộ quân phục rằn ri, đi thăm các đơn vị quân đội và kết nối với các tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân binh chủng. Những động thái này được cho là, ông Quang đang nỗ lực để thâu tóm quyền lực, thực hiện vai trò thống lĩnh các lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước, theo Hiến pháp. Tuy nhiên, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng không ủng hộ ý đồ của Trần Đại  Quang, và nhiều lãnh đạo cấp cao đã phản đối.

Tài liệu vừa kể cũng tiết lộ, ông Trần Quốc Tỏ em trai ông Trần Đại Quang, trong vòng 4 năm, từ một sĩ quan Công an huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, nhờ sự vận động của ông Quang mà lên làm Cục trưởng, rồi Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát. Sau đó được luân chuyển về Thái Nguyên giữ chức Bí Thư Tỉnh ủy, ý đồ của Quang là đưa Trần Quốc Tỏ vào ghế Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, nhưng cuối cùng đã thành công.

Những điều vừa kể để thấy rằng, thế và lực của Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng đang ở trong tình thế “tứ bề thọ địch”. Không chỉ đối đầu với riêng phe cánh của Tổng Bí thư Trọng, hay phe quân đội, mà còn cả nhóm của Trần Quốc Tỏ ở ngay trong Bộ Công an.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ trên cương vị Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đã trở thành người giúp việc đắc lực cho Tổng Trọng, trong việc kiểm soát Bộ Công an hiện nay.

Đó là lý do tại sao, theo giới phân tích đánh gia, Bộ trưởng Công an Tô Lâm có ý chọn một trong 2 Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc, để ngồi vào ghế Bộ trưởng Công an, kế nhiệm ông.

Bằng mọi giá, Tô Lâm phải chặn được Trần Quốc Tỏ, không để cho ông Tỏ lên ghế Bộ trưởng. Điều đó chắc chắn Tổng Trọng sẽ không tán thành.

 

Trà My – Thoibao.de