Vụ C03 của Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, có khả năng tương tự như vụ Tập đoàn Phúc Sơn của “Hậu Pháo”, với sự ra đi của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Trong những ngày này, trên mạng xã hội rộ tin đồn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng sắp ngã ngựa.
Ngày 17/4, nhiều nguồn tin khả tín khẳng định, “hôm nay, anh Huệ đã phải đến làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Trần Cẩm Tú, và suýt ngất vì chứng cứ quá đầy đủ, và anh Huệ vừa mới viết đơn từ chức xong. Mọi việc diễn biến theo đúng kịch bản của Võ Văn Thưởng.”
Trước đó, có những đồn đoán cho rằng, sau Nguyễn Duy Hưng, đến lượt Phạm Thái Hà – Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sẽ lên thớt. Ông Phạm Thái Hà liên quan đến việc nhận hối lộ 2 nghìn tỷ, cho các dự án tuyến cao tốc và làm công trình ven biển, phải thông qua Quốc hội.
Mới nhất, nguồn tin của thoibao.de từ Hà Nội tiết lộ, “đêm 17/4, ông Vương Đình Huệ đã được đưa vào Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 vì lý do sức khỏe. Và được các bác sĩ Trung Quốc túc trực chăm sóc”.
Nguồn tin cũng cho biết, có khả năng, ông Huệ muốn câu giờ để chờ Bắc Kinh can thiệp theo kênh Đảng. Thoibao.de không có điều kiện kiểm chứng tin này.
Chưa bao giờ, ở Việt Nam, tình trạng người dân tin vào tin đồn hơn tin chính thống của báo chí nhà nước, lại cao như hiện nay. Vì đến bây giờ, ai cũng biết, phần lớn tin đồn là sự thật, do các thế lực “kình địch” trong nội bộ Đảng chủ động tuồn ra bên ngoài, để triệt hạ đối thủ hoặc thăm dò phản ứng của dư luận.
Nguồn cơn của cuộc chiến nội bộ trên thượng tầng cung đình Cộng sản Việt Nam hiện nay, là vì câu hỏi “Ai sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng Bí thư?” chưa có câu trả lời. Nhưng Vương Đình Huệ là cái tên được đích thân Tổng Trọng dày công vun đắp. Ông Trọng là người giới thiệu và quy hoạch chức danh Tổng Bí thư cho Vương Đình Huệ, khi đưa ông Huệ từ vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ, sang làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội, thay cho ông Hoàng Trung Hải bị kỷ luật. Đây được coi là việc “tráng men” vào đầu năm 2020, để một năm sau đó, tại Đại hội 13, ông Huệ nhảy vào ghế Chủ tịch Quốc hội, chiếm một chân trong “Tứ trụ”.
Công luận cho rằng, trong “Tứ trụ” khóa 13, ông nào cũng có “tì vết”. Hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng đều đã bị bay ghế Chủ tịch nước, đã cho thấy điều đó.
Ngoài tham nhũng, nhận hối lộ, và lợi ích nhóm, ông Huệ còn bị cáo buộc “say mê ca hát và gái gú”. Đó là sự thiếu chuẩn mực của một chính khách hàng đầu. Năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vướng tin đồn tình ái với ca sĩ Hương Tràm. Mạng xã hội đồn rằng, Hương Tràm đã mang thai và sang Mỹ sinh con cho Huệ Vương, mấy năm liền không về Việt Nam.
Theo giới phân tích, hiện nay, “Tứ trụ” của Đảng “mất 2, còn 2”. Vì thế, 2 ứng viên sáng giá nhất cho chiếc ghế Tổng Bí thư, là các Vương Đình Huệ và Tô Lâm.
Bộ trưởng Tô Lâm chơi chiêu “tiên thủ hạ vi cường” – ra tay trước, thì việc ông Huệ không bị bay ghế mới là chuyện lạ.
Công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam dưới sự chỉ huy của Tổng Trọng, đã bị biến tướng, trở thành mục tiêu loại bỏ mầm mống đối trọng chính trị trong nội bộ Đảng. Thậm chí, Tổng Trọng còn coi đó là mục tiêu hàng đầu trong việc trừng phạt những lãnh đạo có biểu hiện không phục tùng, bất tuân ý chỉ của ông, như Đinh La Thăng hay Nguyễn Xuân Phúc… là những ví dụ.
Ngược lại, đối với các “đồng chí” cùng phe cánh, đồng thời là bệ đỡ cho Tổng Trọng, như phe Nghệ Tĩnh và Vương Đình Huệ, thì ông Trọng ban cho đặc quyền, dẫu rằng ông vẫn luôn khẳng định, “chống tham nhũng không có vùng cấm”.
Những yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng khó khăn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… ở Việt Nam hiện nay có nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự cai trị kéo dài đến hơn 12 năm cầm quyền của Tổng Trọng, là nguyên nhân chính.
Trong quãng thời gian đó, ông Trọng đã liên tục xây dựng vây cánh, để tập trung quyền lực cao nhất cho ông trong Đảng, đó chính là lý do khiến ông dứt khoát không rời ghế.
Đó cũng là lý do, vì sao, công cuộc chống tham nhũng của Tổng Trọng lại càng chống càng tăng. Khởi tố, bắt giam mãi vẫn không hết quan tham. Bắt đến gần hết lãnh đạo các cấp, nhưng các “đồng chí chưa bị lộ” vẫn không sợ. Với thảm trạng này, thì “công tác nhân sự” chắc chắn là một phần của câu trả lời.
Theo giới thạo tin, cuối năm 2022, lúc ông Nguyễn Xuân Phúc chưa bị truất phế, trong 2 lần lấy phiếu thăm dò tại Bộ Chính trị, ông Huệ đều không đạt 70% số phiếu theo yêu cầu. Vì thế, việc Vương Đình Huệ mất chức không có gì lạ./.
Trà My – Thoibao.de