Người dân cho rằng, ông Vương Đình Huệ phải bị xử lý

Ngày 23/4, RFA Tiếng Việt cho hay “Người dân: Trợ lý bị bắt thì Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải rời chức vụ!”

RFA cho biết, sau khi ông Phạm Thái Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, một số người dân cho rằng, người đứng đầu cơ quan lập pháp của Việt Nam phải rời bỏ chức vụ ngay lập tức, thậm chí phải bị điều tra về trách nhiệm hình sự.

RFA dẫn lời một người dân quê Nghệ An cho rằng, nếu ở trong một một nền chính trị trong sạch, thì với vai trò là cấp trên trực tiếp, ông Huệ phải từ chức.

Rất tiếc, Việt Nam hiện nay sở hữu một thể chế chính trị chẳng trong sạch chút nào, thậm chí là rất bẩn thỉu. Báo chí tự do không có, các phe phái đấu đá nhau bằng việc khui ra những vụ án sân sau để tranh giành quyền lực, hòng thâu tóm tài sản quốc gia cho cá nhân họ.”

Ông cho rằng, “thật ngây thơ” nếu ai đó tin vào sự minh bạch của bộ máy Nhà nước hiện nay, do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và “Tôi chỉ thấy đó là một ổ nhóm tội phạm, mà trong đó, có nhiều băng đảng có quyền lợi mâu thuẫn với nhau”.

RFA dẫn ý kiến của nhà báo kỳ cựu Nguyễn Thông, viết trên Facebook cá nhân rằng, trong cơ quan nhà nước, cấp trưởng và cấp phó nhiều khi không cùng bè cánh, nhưng giữa một quan chức lãnh đạo và trợ lý/thư ký/cố vấn thì lại là quan hệ hữu cơ, có chung mục đích, chung quyền lợi, và ăn chia sòng phẳng. Do vậy, tuy là cấp trên – cấp dưới, nhưng về thực chất thì là đồng bọn và đồng lòng, và không có chuyện trợ lý làm sai mà quan chức không biết.

RFA tiếp tục dẫn quan điểm của một nhà hoạt động động ở Hà Nội, cho rằng:

“Về mặt xử lý hình sự, thì ở Việt Nam chưa có tiền lệ đối với tứ trụ, nên có thể phạm vi điều tra, xử lý hình sự chỉ dừng đến Phạm Thái Hà, rồi buộc ông Huệ từ chức. Điều này khác với các nước pháp quyền trên thế giới, ví dụ như trường hợp cựu Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc.”

Nhà hoạt động Lê Sỹ Bình, người Nghệ An đang tỵ nạn tại Thái Lan, khẳng định với RFA rằng:

Ông Vương Đình Huệ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, vì trợ lý chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, tuy nhiên trợ lý thì vẫn phải chịu tội đồng lõa. Ngoài trách nhiệm chính trị như từ chức hoặc bị bãi nhiệm, ông Huệ còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới xứng đáng.”

RFA cũng cho biết, theo các chuyên gia, tự do báo chí và minh bạch thông tin là những yếu tố cần thiết để có thể đối phó với quốc nạn tham nhũng. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp nhất thế giới, theo đánh giá của tổ chức Phóng viên Không Biên giới trong nhiều năm qua.

Ông Lê Sỹ Bình bình luận về vấn đề này:

Việc minh bạch thông tin ở Việt Nam đặc biệt là về các lãnh đạo cấp cao đối với người dân thì xưa nay vốn là điều xa xỉ, và ngược lại thì việc bưng bít thông tin của các lãnh đạo thì lại là sở trường của họ, chính vì vậy mà mỗi sự việc vỡ lở thì nó đã đi quá xa và đã gây thiệt hại rất lớn cho quốc gia.”

Người dân quê Nghệ An bình luận về việc này:

Hàng nghìn cơ quan báo chí nhưng câm như hến, cả nước trăm triệu dân mà ngồi hóng tin từ Người Buôn gió, nhưng người này lấy tin từ đâu? Nếu không từ bên trong ra thì người ngoài có cơ hội tiếp cận không? Tôi nghĩ, họ sợ sự minh bạch, nên mới làm những trò ném đá giấu tay đó.” 

Theo RFA, Blogger Người Buôn gió (tức Bùi Thanh Hiếu) và Thoibao.de của nhà báo Lê Trung Khoa, ở Đức, đều đưa nhiều thông tin về trợ lý thân cận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nhiều ngày trước khi Bộ Công an công bố bắt tạm giam để điều tra.

Theo nhà hoạt động ở Hà Nội thì “tự do báo chí thực sự yếu, đặc biệt loại hình báo chí điều tra tại Việt Nam hoàn toàn khó sống, không thể tiếp cận thông tin dễ dàng, đa dạng và tiềm ẩn nhiều đe dọa.”

 

Xuân Hưng – thoibao.de