Việc buộc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải làm đơn xin nghỉ, và từ bỏ mọi chức vụ một cách chóng vánh, được coi là tiếng sét giữa trời quang, trong những ngày nghỉ lễ nóng nực ở Việt Nam.
Chỉnh trong vòng 35 ngày, 2 trong số 4 nhân vật “Tứ trụ” quyền lực hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bị hạ bệ, với các cáo buộc về tham nhũng. Đây là một sự kiện “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử 94 năm của Đảng.
Chỉ trước đây hơn một tháng, có lẽ, ông Huệ không thể tưởng tượng được rằng, sự nghiệp chính trị của ông, với tư cách là một chính khách hàng đầu, một ứng viên cho chiếc ghế Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng 14, lại rơi xuống vực thẳm. Theo giới thạo tin, ông Huệ được ông Trọng nâng đỡ, tin tưởng, và gửi gắm hy vọng. Cũng như, ông Tổng muốn chuyển giao quyền lực cho ông Huệ, sau khi ông rời chức vụ, vào năm 2026.
Sự ê chề, nhục nhã của Huệ Vương lớn tới mức, có tin cho biết, phu nhân của ông – bà Nguyễn Thị Vân Chi, hiện không có mặt ở Việt Nam vì quá xấu hổ với bạn bè và người thân. Bà Chi là Đại biểu Quốc hội 2 khoá 14 và 15, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An. Bà giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Séc.
Trên mạng xã hội, sau khi Huệ Vương ngã ngựa, nhiều ý kiến cho rằng, ông Huệ cũng như ông Thưởng, đều là điển hình của lũ quan tham, chỉ giỏi ăn tục nói phét – một lũ “đầy tớ” mất dạy, ăn tàn phá hại đất nước. Lũ quan chức coi tiền ngân sách, tiền thuế của dân như cái máng thức ăn, chúng nó muốn đớp bao nhiêu thì tùy thích.
Theo giới thạo tin, ông Huệ bị hạ gục nhanh chóng bởi lý do, Cục 5 – Cơ quan Tình báo của Bộ Công an, đã nắm trong tay rất nhiều tài liệu, liên quan đến việc ông Huệ và phe Nghệ Tĩnh từng rút tiền ngân sách nhà nước vô tội vạ. Nếu những tài liệu này được công bố, thì sẽ gây một cơn địa chấn lớn ở Ba Đình. Do đó, Tổng Trọng buộc lòng phải chấp thuận cho Huệ Vương về vườn sớm.
Trước, trong và sau khi ông Huệ bị phế truất, câu hỏi mà công luận quan tâm nhất, đó là, sau Huệ Vương, ai là nhân vật mà Tô Lâm sẽ “gô cổ”, để đưa tiếp lên “đoạn đầu đài”?
Có ý kiến cho rằng, có thể, sau Vương Đình Huệ, Chánh án Nguyễn Hòa Bình là cái tên sẽ được lên “bảng phong thần” của Bộ trưởng họ Tô. Tuy nhiên, với đà thắng lợi như thế chẻ tre, với chiến thuật nhanh chóng và bất ngờ, với các bằng chứng buộc tội đanh thép không thể chối cãi, đã buộc 2 uỷ viên Bộ Chính trị thuộc hàng “Tứ trụ” phải bó tay nhận tội, thì rõ ràng, Chánh án Bình không đủ tầm để trở thành mục tiêu chính của ông Tô Lâm.
Việc Tô Lâm không dấu diếm tham vọng trở thành kẻ thống trị toàn cõi Việt Nam, là điều không cần phải bàn cãi. Sức mạnh và uy quyền của Tô Lâm tại thời điểm này, được đánh giá là vô đối, đã khiến tất cả các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, kể cả Tổng Trọng, đều phải “tâm phục, khẩu phục”.
Giới quan sát đánh giá, ưu điểm của ông Tô Lâm là, đã nói là làm. Thậm chí, ông còn làm cả những điều không tuyên bố, khiến dư luận hoàn toàn bất ngờ. Hiện tại, Bắc Kinh không có phản ứng nào chứng tỏ họ muốn cứu ông Huệ. Điều đó chứng tỏ, ông Tập cũng chẳng còn “mặn mà” với Tổng Trọng như trước.
Hơn thế nữa, Hội nghị Trung ương 8 đã cho thấy, uy tín của Tổng Bí thư đã giảm sút nghiêm trọng, chưa từng thấy. Tổng Trọng đã bị buộc phải tuyên bố chính thức rằng, ông sẽ thôi chức vụ Tổng Bí thư khi kết thúc Đại hội 13.
Theo giới phân tích, từ lâu, Bắc Kinh đã chọn ra một dàn lãnh đạo, sẵn sàng thế chân cho Tổng Trọng. Những người này đã được Bắc Kinh chuẩn bị khá chu đáo, theo một kế hoạch đơn tuyến và bí mật tuyệt đối.
Điều đó hoàn toàn phù hợp với đánh giá rằng, Tô Lâm dựa vào Trung Quốc, để leo lên chiếc ghế quyền lực cao nhất trong Đảng?
Thực tế đã chứng minh cho thấy, một nhân vật thân Trung Quốc hơn, thậm chí sắt máu hơn trong việc duy trì chế độ toàn trị, độc đoán của Cộng sản Việt nam, vốn dĩ được đánh giá là một bản sao của Trung Quốc. Người đó không phải ai khác, mà chỉ có thể là Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Hiện nay, Tô Lâm không thể chậm trễ hơn nữa, bởi “đêm dài lắm mộng”. Ông cần hạ bệ sớm Tổng Trọng, tránh việc các phe nhóm khác trong Đảng sẽ phản công.
Dù rằng, hiện nay Tô Lâm đang là kẻ có quyền lực mạnh nhất. Nhưng cũng vì vậy mà kẻ thù của Tô Lâm ở khắp nơi, đông hơn quân Nguyên. Một khi Tô Lâm đoạt được ghế Tổng Bí thư từ tay ông Trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các thế lực khác, thì họ cũng sẽ không để cho ông được yên.
Đó cũng là lý do, vì sao, Tô Lâm sẽ phải nhanh tay trong việc hạ bệ Tổng Trọng.
Vì thế, một khả năng tương đối cao, rất có thể, sau Huệ Vương, mục tiêu tiếp theo của Tô Lâm chính là Tổng Trọng.
Chúng ta hãy cùng chờ xem!./.
Trà My – Thoibao.de