Phải chăng Tổng Trọng dùng con bài Nguyễn Duy Ngọc “trá hàng” để đánh úp Tô Chủ tịch?

Cuộc chiến cung đình giữa các thế lực chính trị trong nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiều dấu hiệu cho thấy, hình như đã chậm lại. Quyền lực của Chủ tịch nước Tô Lâm cũng như Bộ Công an có lẽ đang bị phong tỏa chặt chẽ.

Tổng Trọng được cho rằng nhờ ý chí thống nhất của số đông lãnh đạo cao cấp, và dựa vào sự hỗ trợ của các tướng lĩnh quân đội, đã nhanh chóng đảo ngược tình thế, trước sự lạm quyền có chủ đích, nhằm giành quyền lực lãnh đạo cao nhất của ông Tô Lâm và phe cánh.

Theo một số ý kiến, không thể không nhắc tới khả năng có thể có sự “tham mưu” thường xuyên của Ban lãnh đạo Bắc Kinh, với các cố vấn Trung Quốc tại Hà Nội, đã chỉ ra những khiếm khuyết của Tổng Trọng và các ban bệ của Đảng Cộng sản Việc Nam trong việc chống tham nhũng. Theo đó, để chống lạm quyền, phải để các cơ quan như Bộ Công an, hoặc Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính, có khả năng giám sát chéo lẫn nhau, và quan trọng nhất, là không phụ thuộc vào riêng một cơ quan nào.

Phía Trung Quốc được cho là đã yêu cầu Việt Nam sửa đổi nguyên tắc làm việc của “Ban Chỉ đạo chống tham nhũng”, theo cơ chế lãnh đạo hạt nhân mà ông Tập Cận Bình đã thành công, trong việc kiểm soát quyền lực ở nước này. Vì thế, vị thế và vai trò của Bộ trưởng Công an trong Ban Chỉ đạo chống tham nhũng, chỉ là 1/8 thành viên, và vì thế không có khả năng chi phối trong vấn đề chống tham nhũng.

Cũng theo một số ý kiến, đây là bước chuyển biến vượt bậc, để có thể khẳng định, Tô Chủ tịch và phe cánh Bộ Công an hiện nay, không khác gì “cá nằm trên thớt”, trước khi game quyền lực sẽ over.

Một số nhận định cho rằng, đây là điều đương nhiên và mang tính khẳng định, không bao giờ có thể đảo ngược, trước sự can thiệp của Trung Nam Hải đối với chính trị Việt Nam.

Năm 2015, cựu Thủ tướng 2 nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng, với sự chống lưng của Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, cộng với sự ủng hộ của gần 80% uỷ viên Trung ương Đảng, nhưng cuối cùng, cũng phải đầu hàng trước Tổng Trọng, với sự hậu thuẫn từ Trung Quốc.

Sau khi cố Tổng Bí thư Lê Duẩn – nhân vật được đánh giá là quyền lực nhất, qua đời, thì Hội nghị Thành Đô năm 1990 đã kéo Việt Nam quay lại thời kỳ “Bắc thuộc mới”, như lời của cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch.

Một số ý kiến cho rằng, những điều vừa kể khẳng định gần như chắc chắn, trong cuộc đấu quyền lực hiện nay, giữa Tổng Trọng cùng với các cấp “có thẩm quyền”, ở về một bên; và bên khác là phe cánh của Tô Lâm, phe nắm chắc phần thất bại.

Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an – người đồng hương với Bộ trưởng Tô Lâm, và được nâng đỡ rất nhiều để thăng tiến nhanh chóng.

Cụ thể, sau Đại hội 12, khi ông Tô Lâm trở thành Bộ trưởng Bộ Công an, thì: “Nguyễn Duy Ngọc từ Công an Hà Nội về Bộ Công an năm 2017,  khi đó, Ngọc chỉ là Đại tá. Vậy mà, chỉ vẻn vẹn có 6 năm, từ 2017 đến 12/2023, Nguyễn Duy Ngọc leo lên đến Thượng tướng, và vượt tiêu chuẩn thời gian theo đúng quy định phải là 12 năm”.

Theo một số nhận định, có lẽ, Tướng Ngọc là người hiểu hơn ai hết, về thời và thế của cuộc chiến hiện nay, cũng như tương lai chính trị của Chủ tịch nước Tô Lâm. Do vậy, việc Tướng Ngọc được Bộ Chính trị phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, thay cho ông Lê Minh Hưng – nhân vật rất thân cận với Tổng Trọng, là một điều không bình thường.

Một nguồn tin rò rỉ tiết lộ: “Nguyễn Duy Ngọc là người thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng, chứ không phải với Tô Lâm như nhiều người nhầm tưởng, mặc dù cùng là đồng hương Hưng Yên.”

Một hãng tin quốc tế cho rằng, “với sự bổ nhiệm này, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc đã phải ra khỏi Bộ Công an, đồng thời, cũng bị cho thôi chức Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2020 – 2025”.

Tuy nhiên, theo một số ý kiến, “việc Tướng Ngọc làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, là một cơ hội để ông có thể thăng tiến, và dọn đường cho ông vào Bộ Chính trị, hoặc Ban Bí thư khóa 14”.

Cũng theo một số nhận định, đây là bằng chứng cho thấy, một tay chân nữa của ông Tô Lâm đã bị phe ông Trọng chặt đứt, và rõ rằng, đã có những sự thỏa thuận để lôi kéo. Với mục đích:

Ông Trọng và giới chức có thẩm quyền sẽ sử dụng ông Ngọc làm chìa khóa, để giải mã các bí mật của Tô Lâm, trong việc lập hồ sơ “luận tội” ông này. Đây là một nước cờ cao tay, dùng người của Tô Lâm để trị Tô Lâm.”

Những phân tích kể trên hoàn toàn phù hợp với những tin rò rỉ, theo đó:

“Chủ tịch nước Tô Lâm bị hỏng danh tiếng, vì đội ngũ cấp cao của Đảng coi ông Lâm là hung thần. Do đó Tô Lâm khó lên được chức Tổng Bí thư, và từ giờ tới Đại hội 14 sẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ, Tô Lâm cũng chưa phải là đã an toàn.”

Chúng ta hãy cùng chờ xem./.

 

Trà My – Thoibao.de