Chính trường Việt Nam đã có những bằng chứng cho thấy, các phe cánh trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất hơn trước đây, vì một mục tiêu khôi phục sự ổn định của Đảng.
Có những đồn đoán cho rằng, đây là kết quả của sự dàn xếp từ Ban lãnh đạo Bắc Kinh, đối với Ban lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc Chủ tịch nước Tô Lâm là người có khả năng cao nhất lên thay thế Tổng Trọng, dường như càng ngày càng khó hiểu.
Có nhiều biểu hiện cho thấy, Bộ Công an dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Tô Lâm, vẫn tiếp tục sử dụng quyền điều tra của mình, để tấn công phe Nghệ Tĩnh – vốn là chỗ dựa vững chắc của Tổng Trọng.
Mới nhất, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Đinh Tiến Dũng – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cựu Bộ trưởng Tài chính. Theo giới thạo tin, ông Dũng có mối quan hệ rất đặc biệt và gắn bó với ông Vương Đình Huệ. Khi ông Huệ rời chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, thì người thay thế là ông Đinh Tấn Dũng. Và trước đó, khi ông Huệ rời chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, thì ông Dũng cũng là người kế nhiệm, thay cho ông Huệ ở chức vụ này.
Ngoài ra, một nhân vật khác cũng bị đề nghị xem xét kỷ luật, sau kỳ họp thứ 42 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, là ông Nguyễn Văn Yên – Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương. Ông Yên bị đề nghị kỷ luật với lý do có nhiều vi phạm về đạo đức, lối sống, và trách nhiệm nêu gương.
Được biết, ông Yên từng là Phó Chánh Văn phòng của Ban Chỉ đạo phòng Chống tham nhũng Trung ương, đồng thời là một nhân vật thân cận với ông Phan Đình Trạc – Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Hơn thế nữa, dù ông Tô Lâm bị cáo buộc là nhân vật được Ban lãnh đạo Bắc Kinh lựa chọn, sẽ thay thế cho chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Nhưng ông Tô Lâm đã có những biểu hiện tỏ ra cứng rắn với Bắc Kinh, trên Hồ sơ Biển Đông.
Theo đó, Chủ tịch Tô Lâm hôm 11/6 đã nói với Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội – ông Hùng Ba, rằng, tranh chấp trên biển cần được giải quyết tốt hơn, và lợi ích của mỗi quốc gia cần được tôn trọng. Trước đó, ngày 6/6, cùng ngày Quốc hội phê chuẩn cho ông Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, bất ngờ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động của tàu Hải Dương 26, đang khảo sát trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ.
Ngược lại, ngày 13/6, Chủ tịch Tô Lâm trong buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam – ông Marc Knapper, đã khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương giữa 2 nước.
Theo đó, Chủ tịch Tô Lâm được báo chí nhà nước dẫn lời “khẳng định, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược, và sẵn sàng phối hợp cùng Hoa Kỳ, tiếp tục đưa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa 2 nước đi vào chiều sâu, hiệu quả”.
Theo giới quan sát, bước đầu có nhiều biểu hiện cho thấy, lời nói của Đại tướng Tô Lâm không đi đôi với việc làm. Nhưng cũng có nhiều ý kiến tỏ ra bênh vực Chủ tịch Tô Lâm, khi cho rằng, đó là các phát biểu mang tính ngoại giao, nên cần phải hiểu, “nói dzậy nhưng không phải là sẽ làm như dzậy”, là điều dễ hiểu.
Theo giới thạo tin, trước đây, ông Tô Lâm được nhận xét là một lãnh đạo có khả năng ngoại giao tốt. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Cố vấn An ninh Tôn giáo cho cựu Thủ tướng Ba Dũng, từng nhận xét về ông Tô Lâm, khi đó là Thư ký riêng cho Tướng Hưởng, rằng:
“Nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giành được ghế Tổng Bí thư, thì Tô Lâm có khả năng trở thành lãnh đạo của Bộ Ngoại giao.”
Xin nhắc lại, theo giới phân tích, một khả năng cao, Trung Quốc đã dàn xếp để các phe cánh trong Đảng Cộng sản Việt Nam bắt tay nhau, thống nhất đưa Chủ tịch Tô Lâm lên cương vị lãnh đạo tối cao, theo chủ trương nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Đổi lại, các phe cánh trong Đảng phải trở lại đoàn kết, không được trả thù giữa các bên trong Đảng, để cùng thắng.
Nhưng rõ ràng, có nhiều chỉ dấu cho thấy, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trái ý với Ban lãnh đạo Bắc Kinh. Điều đó có liên quan gì đến việc, gần đây, Trung Quốc đang gia tăng sức ép đối với Việt Nam, bằng “chiến thuật vùng xám”, để khẳng định yêu sách chủ quyền của họ trên Biển Đông, trong thời gian gần đây.
Những điều kể trên là sự thật, hay chỉ là màn kịch, toa rập giữa Tô Chủ tịch và lãnh đạo Bắc Kinh, để che mắt và đánh lạc hướng thiên hạ?./.
Trà My – Thoibao.de