Ngày 17/6, truyền thông nhà nước đưa tin, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam – ông Gennady Bezdetko. Đây là công việc trong các hoạt động đối ngoại, của người đứng đâu nhà nước Việt Nam. Trước đó, Chủ tịch Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Lâu nay, Liên bang Nga vẫn được đánh giá là một trong 3 cường quốc, có quan hệ tương đối chặt chẽ, và được nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng.
Sau khi Việt Nam đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 9/2023, và tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 12/2023. Thì nay, được biết, Việt Nam đang chuẩn bị đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo nguồn tin từ một hãng tin lớn quốc tế, thì Tổng thống Putin sẽ tới Việt Nam ngày 19/6. Đồng thời, Đài truyền hình NHK của Nhật Bản, mới đây, đã dẫn tin từ một nguồn ngoại giao giấu tên, tiết lộ, các quan chức cấp cao của Nga nói rằng, ông Putin đang chuẩn bị thăm Triều Tiên và Việt Nam vào tuần này.
Theo Moscow Times, khi trả lời phóng viên hôm 10/6, về chuyến thăm của ông Putin tới Bắc Hàn và Việt Nam, người phát ngôn Điện Kremlin ông Dmitry Peskov cho biết “khi thời điểm đến, chúng tôi sẽ đưa ra thông báo thích hợp.”
Theo BBC, trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, đã chỉ trích chuyến đi của ông Putin đến Việt Nam.
Vì sao chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga không được công khai rõ ràng, theo giới quan sát quốc tế, giữa lúc Nga đang bị quốc tế cô lập, và Tổng thống Nga Putin đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ, vào tháng 3/2023, vì cáo buộc về tội ác chiến tranh, do quân Nga đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em Ukraine ra khỏi đất nước của họ.
Thông tin về chuyến thăm của ông Putin tới thăm Việt Nam đã xuất hiện khá lâu, nhưng những bất ổn chính trị ở Việt Nam, đã khiến cho kế hoạch này bị trì hoãn. Nhưng đến nay, sau khi Việt Nam kiện toàn được các vị trí Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội, nên lúc này là thời điểm được cho là thích hợp.
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, đã lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam về chuyến thăm của ông Putin. Liệu Ban lãnh đạo Hà Nội có bất chấp, để tiếp đón ông Putin?
Theo giới phân tích, trong việc đón tiếp Putin thăm Việt Nam, Ban lãnh đạo Hà Nội muốn tiếp tục khẳng định chính sách ngoại giao “cây tre”; quan hệ với tất cả các quốc gia, đồng thời khẳng định, Nga vẫn là một người bạn có giá trị đối với Việt Nam.
Ngoài ra, Nga là một trong số các quốc gia có quan hệ đối tác “chiến lược toàn diện” với Việt Nam, như Trung Quốc và Hoa kỳ. Hơn nữa, Nga còn là nhà cung cấp vũ khí chính của Hà Nội, trong nhiều thập niên vừa qua. Hơn nữa, trong quá khứ, Nga từng là quốc gia hỗ trợ cho Việt Nam, trong thời gian Chiến tranh Việt Nam.
Việt Nam là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn từ Nga. Đồng thời, Nga là đối tác quan trọng trong các dự án thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông.
Tuy nhiên, mối quan hệ truyền thống đặc biệt này, đang phải đối mặt với thử thách nghiêm trọng, trong bối cảnh, Hà Nội tìm cách tăng cường mối quan hệ với phương Tây. Hơn thế nữa, Nga hiện nay đang phụ thuộc vào Trung Quốc rất lớn về chính trị cũng như quân sự.
Điều đó đã khiến cho lãnh đạo Việt Nam lo ngại rằng, Putin sẽ bán đứng quyền lợi của Việt Nam, thông qua việc sang nhượng đối với các dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông, mà Liên Bang Nga đang hợp tác với Việt Nam.
Nguyên nhân cơ bản nhất, lâu nay lãnh đạo Việt Nam luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cả Nga và Trung Quốc, vì 2 cường quốc này là những chiếc phao cứu sinh cho chế độ độc tài Việt Nam.
Mới nhất, dù được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine, tổ chức tại Thụy Sĩ, Việt Nam, cũng như Nga, Trung Quốc, và một số quốc gia độc tài khác, đã không tham dự./.
Trà My – Thoibao.de