Thủ Chính chấp nhận về nhì hay ủ mưu cho “chức vô địch”?

Chính trường Việt Nam trong 3 tháng qua có quá nhiều biến động, nhóm quyền lực thân cận ông Tổng Bí thư lần lượt ngã ngựa. Giới thạo tin cho rằng, trong trận chiến này, Tô Lâm bắt tay Phạm Minh Chính để dọn dẹp thế lực được ông Tổng nâng đỡ, Tô Lâm sẽ là người về nhất còn Phạm Minh Chính là người về nhì, với việc an phận ở vị trí Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa, vị trí Tổng Bí thư sẽ nhường cho Tô Lâm.

Rõ ràng, Tô Lâm nhắm vào ghế Tổng Bí thư, tuy nhiên, nếu nói Phạm Phạm Minh Chính cam phận về nhì và an phận với vị trí Thủ tướng, thì e là chỉ mới thấy bề ngoài. Phạm Minh Chính là con người đầy tham vọng, liệu ông ta có cam phận làm nhân vật về nhì hay không?

Ở Trung Quốc cũng có một nhân vật từng “về nhì”, đó là ông Lý Khắc Cường – cố Thủ tướng Trung Quốc, từng nắm quyền 2 nhiệm kỳ dưới thời ông Tập Cận Bình. Ông Lý và ông Tập là cặp đôi “đồng sàng dị mộng”, Lý Khắc Cường luôn tìm cách thoát ra khỏi cái bóng của Tập Cận Bình, và ngược lại, Tập Cận Bình cũng coi ông Lý là cái gai cần phải nhổ.

Ông Lý Khắc Cường ở thế yếu, vì ông là cấp dưới của ông Tập. Ông Lý hy vọng vào hệ thống Đảng luật Trung Quốc, được các lãnh đạo tiền bối lập ra, theo đó, ông Tập sẽ phải nghỉ sau 2 nhiệm kỳ và ông Lý có cơ hội đi lên.

Tuy nhiên, sau 2 nhiệm kỳ, ông Tập đã xóa bỏ những quy định này, tự cho phép bản thân ngồi ghế quyền lực suốt đời, đồng thời loại ông Lý Khắc Cường ra khỏi vũ đài chính trị. Sau khi rời khỏi vị trí quyền lực, Lý Khắc Cường đã tử vong một cách bí ẩn, giúp Tập trút bỏ được một gánh nặng và cũng là nỗi lo lớn.

Đấy là kết cục của câu chuyện bên Trung Quốc, khi kẻ về nhì mâu thuẫn với kẻ về nhất. Giả sử, Tô Lâm về nhất và Phạm Minh Chính về nhì, thì rất có thể, kịch bản Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ tái diễn tại Hà Nội. Hai người này không phải là người chung một nhóm quyền lực, và quyền lợi thường mâu thuẫn nhau, nên chẳng ai chịu thua. Cái bắt tay của họ, chẳng qua là vì tình thế, nếu có cơ hội, thì họ sẵn sàng quay sang choảng nhau.

Cho đến thời điểm này, ông Tô Lâm vẫn chưa phải là người về nhất, ông chỉ đang là người có cơ hội cao nhất. Ông Tô cần đợi đến lúc ông Trọng nhắm mắt xuôi tay mới có thể chạm vào vạch đích. Với bản chất “quân phiệt”, việc Tô Lâm sẽ thâu tóm cả chức Chủ tịch nước lẫn chức Tổng Bí thư là điều có thể. Thực tế, Tô Lâm từng có tham vọng kiêm 2 chức, khi ông mới lên làm Chủ tịch nước, đấy là Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Công an.

Ắt hẳn, ông Tô Lâm không thể nào quên được tham vọng kiêm nhiệm 2 chức, đã bị vuột mất bởi Phạm Minh Chính. Giả sử, Tô Lâm về nhất và Phạm Minh Chính về nhì, thì liệu. Phạm Minh Chính có “ngoan ngoãn vâng lời sếp” hay không? Hay là lại ngồi rình sếp sơ hở để ra tay?

Đã lên đến chức Thủ tướng, thì chẳng mấy ai hài lòng dừng lại, bởi vị trí này cách ghế Tổng Bí thư không xa. Trong khi đó, nếu ngồi ở ghế dành cho người về nhì, thì Phạm Minh Chính cũng cảm thấy bất an. Với “lò” nằm trong tay Tô Lâm, thì biết đâu, đến một lúc nào đó, Tô Lâm lại quay “lò”, thổi lửa táp vào nhà Phạm Minh Chính?

Còn nhớ, hồi Đại hội 13 đầu năm 2021, Phạm Minh Chính là nhân vật ít nổi bật trong giai đoạn chạy đua trước Đại hội. Tuy nhiên, đến giai đoạn nước rút, Phạm Minh Chính đã bứt phá và đoạt ghế Thủ tướng trước mũi của Vương Đình Huệ. Một kẻ âm thầm, nhưng luôn có nước rút thần tốc, thì ắt, kẻ đó đã ủ mưu lâu dài trước khi ra tay.

Tô Lâm có độ dũng mãnh khó có thế lực nào địch nổi, nhưng Phạm Minh Chính cũng có lợi thế, đấy là giỏi ủ mưu mà ra tay bất ngờ. Nếu Tô Lâm không cẩn thận, có khi lại trở thành nạn nhân của Phạm Minh Chính.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de