Sau khi đạt được những mong muốn, ông Tô Lâm tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo – đó là đánh cho dập đầu 2 nhóm mạnh ở Trung ương – là Nghệ An và Hà Tĩnh. Chỉ cần 1 trong 2 nhóm này, đã là thế lực mạnh khó nhóm nào địch nổi, nếu 2 nhóm liên minh để chống đỡ hoặc phản công, thì nhóm Hưng Yên của Tô Lâm cũng không dễ dàng đối phó.
Nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh từng tận dụng tối đa sự che chở của Tổng Trọng, nên cứ như con quái vật nhiều đầu, chém bay cái này thì lại mọc lên cái khác. Trước khi Vương Đình Huệ ngã ngựa, nhóm Nghệ – Tĩnh có tổng cộng 4 uỷ viên Bộ Chính trị. Sau khi ông Huệ ngã, nhóm này vẫn có 4 uỷ viên Bộ Chính trị. Đấy là chưa kể đến mấy chục uỷ viên Trung ương Đảng phía sau.
Nhân vật dẫn đầu nhóm Nghệ An hiện nay là ông Phan Đình Trạc, dẫn đầu nhóm Hà Tĩnh là Trần Cẩm Tú. Hiện nay, Tô Lâm đang nhắm đến hai nhân vật này, để khiến cho 2 nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh tổn thương nặng.
Phần ông Phan Đình Trạc, ông Tô Lâm cho tấn công từng bước. Đầu tiên là tấn công Nguyễn Văn Yên, cấp phó và là người có nhiều mối quan hệ khăng khít với Phan Đình Trạc. Hiện ông Yên đang nằm trong tay Tô Lâm. Ông Trạc chỉ còn biết cầu cho ông Yên không khai ra quá nhiều. Nói chung, Phan Đình Trạc đang bị Tô Lâm dồn vào đường cùng.
Về phần Trần Cẩm Tú, từ năm ngoái, Tô Lâm đã cài Vũ Hồng Văn vào cơ quan do ông Tú đứng đầu. Công ty Cây xanh Công Minh đang bị điều tra, được cho là sân sau của ông Trần Cẩm Tú. Công ty này đã trúng rất nhiều gói thầu trên cả nước, vậy bàn tay nào đã can thiệp? Phải là Ủy viên Bộ Chính trị mới có thể khiến các chính quyền địa phương ngoan ngoãn giao thầu.
Như vậy, với Trần Cẩm Tú, Tô Lâm đang cho đánh từ trong đánh ra, kết hợp với việc đánh từ ngoài đánh vào. Bên trong có Vũ Hồng Văn làm “nội gián”, bên ngoài là vụ án Công ty Cây xanh Công Minh. Từng ngày, từng ngày, ông Chủ tịch nước tròng thòng lọng vào cổ ông Trần Cẩm Tú mà siết. Xem ra, Trần Cẩm Tú gặp khó khăn không thua gì Phan Đình Trạc.
Chưa biết Phan Đình Trạc và Trần Cẩm Tú sẽ đối phó Tô Lâm bằng cách nào. Từ đầu năm cho đến nay, những trận đánh của Tô Lâm theo cách tương tự, đều “chưa trượt phát nào”, không biết lần này Tô Lâm có đánh trượt hay không?
Ông Trọng giờ này chẳng còn sức đâu mà đứng ra chống đỡ Tô Lâm, giúp Phan Đình Trạc và Trần Cẩm Tú. Ông đang phải chiến đấu với tử thần để kéo dài sự sống, được ngày nào hay ngày đấy. Xem ra, Trần Cẩm Tú và Phan Đình Trạc khó thoát khỏi bàn tay của Tô Lâm.
Ông Trọng luôn hô hào “chống tham nhũng không có vùng cấm”, nhưng sự thật, ông đã tạo ra một cái ổ rất an toàn, để nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh ẩn nấp bao lâu nay. Đến khi Tô Lâm ra tay thanh trừng, thì mới lòi ra, phía dưới cái ô khổng lồ của ông Tổng Bí thư, là hang ổ của những con rắn gộc.
Tô Lâm đang được một số thế lực nhỏ quay đầu vuốt ve. Ngày lúc này, họ đã gọi ông Tô Lâm là “Tổng Bí thư”. Thế của Tô Lâm đang như chẻ tre, nhiều thế lực nhỏ tỏ ra thức thời, xu nịnh để tránh bị quăng vào “lò”, và kiếm thêm chút ân huệ. Điều này cho thấy, thế lực của ông Trọng đang sắp tàn, và không thể đảo ngược.
Khi triều đại Nguyễn Phú Trọng kết thúc, thì sau đó, sẽ là những màn thanh trừng trong nội bộ Đảng, để thiết lập trật tự mới. Thực tế, Tô Lâm đã bắt đầu cuộc thanh trừng này, ngay khi mà Nguyễn Phú Trọng vẫn còn đó, vẫn ngồi trên ghế Tổng Bí thư của Đảng.
Đối với nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh, đã chọn cách đối đầu với nhóm Hưng Yên từ đầu, nên khó thoát khỏi bàn tay của Tô Lâm.
Thái Hà – Thoibao.de