Với bề dày kinh nghiệm và thành tích trên chính trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính hơn Phan Đình Trạc rất nhiều. Ông Chính là người hiếm hoi, kết thân với đối thủ của ông Trọng, mà vẫn thoát khỏi sự trù dập của ông Tổng. Những người được xem là thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng trong quá khứ, giờ chỉ còn lại Phạm Minh Chính là vững vàng nhất.
Ngược lại, Phan Đình Trạc đi lên bằng cái ô dù khổng lồ của Tổng Trọng. Cho đến bây giờ, Phan Đình Trạc vẫn còn đang ẩn nấp dưới cái ô đấy, mặc dù ô này đã rách nát, hết khả năng che chở cho người nấp bên dưới.
Vì vậy, nếu so sánh Phạm Minh Chính và Phan Đình Trạc, thì quả là khập khiễng, bởi 2 người không được xem là “đồng cân đồng lạng”. Hầu như về mọi mặt, Phạm Minh Chính đều vượt trội, tuy nhiên, có một khía cạnh, Phan Đình Trạc lại vượt trội hơn so với Phạm Minh Chính. Đấy chính là, nhìn ra được tử huyệt của Tô Lâm.
Sau khi Võ Văn Thưởng bị đánh gục, Phan Đình Trạc đã ngửi thấy mùi nguy hiểm đến từ người mang họ Tô, và ông Trạc đã mạo hiểm, nhảy ra tranh chức Bộ trưởng Bộ Công an, nhằm cắt đi “mạch sống” cho sự nghiệp chính trị của Tô Lâm.
Nhưng Tô Lâm cũng không vừa, ông cũng ngửi thấy mùi nguy hiểm từ đối thủ họ Phan – người từng làm trong ngành công an. Và Tô Lâm quyết định “ngồi lì” lại chiếc ghế Bộ trưởng này, để bẻ gãy âm mưu của Phan Đình Trạc, đồng thời, để có thời gian nghĩ ra giải pháp đối phó. Đó là lý do khiến cho chiếc ghế Chủ tịch nước bị trống gần 2 tháng, sau khi Võ Văn Thưởng ngã ngựa.
Canh bạc của Phan Đình Trạc là sự đánh cược, 5 ăn 5 thua. Xui cho Phan Đình Trạc là Tô Lâm dùng kế hoãn binh, xoay sở được, nếu không, ông Trạc đã cứu được nhóm Nghệ An khỏi thảm họa Tô Lâm.
Nếu ông Trạc có thể thay được Tô Lâm ngay sau khi Võ Văn Thưởng ngã ngựa, thì có thể, Vương Đình Huệ đã không bị dính đòn nặng của Tô Lâm mà gục ngã.
Thắng làm vua thua làm giặc. Giả sử Phan Đình Trạc giành được chức Bộ trưởng Bộ Công an từ sớm, thì có lẽ, giờ này Tô Lâm mới là đối tượng để Trạc thịt, chứ không phải ngược lại. Sau khi thành công xoay sở cho đàn em nắm Bộ Công an, Tô Lâm mới tập trung vào Phan Đình Trạc.
Sự ganh đua giữa Tô Lâm và Vương Đình Huệ đã diễn ra trong một thời gian dài, nhưng đối thủ nguy hiểm nhất của Tô Lâm lại không phải Vương Đình Huệ, mà là Phan Đình Trạc. Chính vì thế, sau khi vào “Tứ trụ” và nắm chắc Bộ Công an, Tô Lâm không thể không làm gì đó với Phan Đình Trạc. Nếu không hạ được Trạc, thì có ngày, Tô sẽ bị Trạc hạ.
Ngoài ra, đối thủ lớn của Tô Lâm còn có đồng minh tạm thời của ông – là Phạm Minh Chính. Trò chơi quyền lực vẫn còn đang tiếp diễn, một khi Tô Lâm chưa phải là Tổng Bí thư, thì Phạm Minh Chính vẫn còn cơ hội.
Cho tới lúc này, Phạm Minh Chính vẫn như “tắc kè hoa”, thay đổi màu sắc liên tục. Lúc thì đánh một phát dưới thắt lưng của Tô Lâm, rồi rút tay ra giấu. Lúc thì bắt tay với Tô Lâm, dưới danh nghĩa là giúp Tô Lâm về đích. Cho tới nay, Phạm Minh Chính vẫn chưa giáng đòn vào tử huyệt của Tô Lâm, như Phan Đình Trạc đã làm. Tuy nhiên, về mức độ nguy hiểm, thì Phạm Minh Chính nguy hiểm hơn. Dù sao, Phan Đình Trạc cũng hiện hình mà không đổi màu, còn Phạm Minh Chính thì quá linh hoạt, Tô Lâm khó mà đánh gục ông Thủ tướng họ Phạm này.
Hiện tại, Tô Lâm đang mạnh nhất, đang quyết “tất tay” với Phan Đình Trạc. Tuy nhiên, nếu xử lý ông Trạc không xong, thì khả năng, Phạm Minh Chính đổi màu tắc kè, kết đồng minh với Trạc, thì Tô Lâm khốn đốn. Phạm Minh Chính đang bắt tay, đồng thời, cũng đang “bắt mạch” sức khỏe chính trị của ông Chủ tịch họ Tô. Nếu Tô lộ tử huyệt, rất có thể, Chính cũng sẽ không tha.
Tình thế của Tô Lâm, tuy bề ngoài có vẻ thuận lợi, nhưng bên trong vẫn có nhiều mối nguy khôn lường đang chực chờ.
Trần Chương – Thoibao.de