Trong các nền chính trị tự do dân chủ đa Đảng, các chính trị gia tham gia tranh cử trong nội bộ một đảng hay trong cuộc bầu quốc gia. Họ thường trực tiếp đối mặt với nhau trong các cuộc tranh luận, hoặc họ gián tiếp thông qua các cơ quan truyền thông để tranh luận.
Tất nhiên, những điểm yếu hay những vụ scandal của các chính trị gia đều được lôi ra để truyền thông và người dân được biết.
Đây là nét đặc trưng của văn hoá chính trị tự do và dân chủ. Mọi người dân đều quen với nền văn hoá chính trị này.
Ở trong chế độ độc đảng CSVN, cơ quan tuyên giáo và bộ máy truyền thông do đảng quản lý chịu trách nhiệm giữ hình ảnh đẹp cho đảng, chế độ và các nhà lãnh đạo.
Nhưng ngày nay, cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực trong giới chóp bu của chế độ ngày càng quyết liệt. Đối với các quan chức chỉ ở tầm uỷ viên trung ương như một số bộ trưởng, bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch tỉnh,… thì sau khi đánh sân sau, tìm ra chứng cứ phạm tội là cơ quan điều tra của Bộ công an tiến hành bắt giữ. Họ không cần chiến dịch tuyên truyền bôi xấu, vạch ra vụ tham nhũng trước khi khởi tố vụ án.
Nhưng đối với các đối thủ chính trị ở cơ quan quyền lực cao nhất là Bộ chính trị, Ban bí thư, khi muốn hạ bệ đối thủ, họ đều tiến hành chiến dịch tuyên truyền, bôi xấu, vạch ra những vụ tham nhũng của đối thủ. Nhưng họ không thể trực tiếp và sử dụng bộ máy tuyên truyền, các cơ quan truyền thông do đảng quản lý. Họ đã tận dụng tốt ưu thế của truyền thông mạng xã hội. Thậm chí, họ ngầm đưa tin cho “thế lực thù địch”, những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại để đưa tin. Mục đích là làm cho đối thủ chính trị và gia đình họ lâm vào khủng hoảng, lo lắng. Các đối thủ bị mất uy tín ngay trong đảng và với người dân.
Sau khi vờn cho đối thủ chính trị mệt nhoài, họ mới ra tay hạ bệ đối thủ. Vụ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị hạ bệ là ví dụ điển hình. Trong nhiều năm, đối thủ chính trị của ông Huệ đã tung tin ông Huệ có bồ nhí là ca sĩ Hương Tràm. Ca sĩ Hương Tràm còn sang Mỹ sinh con cho ông Huệ,…
Hiện nay cuộc tranh giành quyền lực giữa hai nhân vật có thế lực nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm đang vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Phe của Chủ tịch nước Tô Lâm đã tung lên mạng xã hội vụ dự án Ciputra từ hơn 20 năm trước. Trong dự án này, Bí thư thành uỷ lúc đó là ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm chính khi gây thất thoát hơn 3 ngàn tỷ đồng. Trong vụ này, ông Nguyễn Phú Trọng nhận hối lộ 2 căn biệt thự trị giá hàng triệu đô la.
Phe ông Tô Lâm còn tung tin trong dự án Formosa, TBT Nguyễn Phú Trọng nhận một tượng vàng Hồ Chí Minh nặng tới 50kg vàng ròng.
Qua đó, phe ông Tô Lâm đã huỷ hoại hoàn thanh danh, uy tín của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Ngược lại, phe của TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đào bới lại vụ án MobiFone mua AVG đã bị xét xử năm 2019.
Trong vụ này, ông Tô Lâm trên cương vị thứ trưởng Bộ Công an phải chịu trách nhiệm chính khi ký 2 công văn mật cho phép MobiFone mua AVG. Bởi vì là một dự án truyền thông, nên Bộ công an có trách nhiệm thẩm định.
Ông Tô Lâm cũng tạo điều kiện để kẻ chủ mưu chính là Phạm Nhật Vũ được hưởng mức án nhẹ không tưởng so với những người khác trong vụ án.
Việc nhân vật đứng đầu đảng và chế độ là Chủ tịch nước Tô Lâm và TBT Nguyễn Phú Trọng dùng mạng xã hội để công kích, bôi nhọ,… lẫn nhau, không chỉ huỷ hoại chính họ, mà còn làm cho người dân hoang mang mất hết niềm tin vào đảng và chế độ.
Nếu bây giờ hỏi hơn 5,3 triệu đảng viên đảng CSVN là ai phá đảng, phá chế độ nhiều nhất?
Có lẽ tất cả hơn 5,3 triệu đảng viên đều trả lời giống nhau là Chủ tịch nước Tô Lâm và TBT Nguyễn Phú Trọng là hai người chống phá đảng và chế độ khủng khiếp nhất.
LS Nguyễn Văn Đài
>>> Biết mình dễ tắt… thở, Tổng Trọng đặt trước một tảng đá cản đường Tô?