Biến Bộ Công an trở thành “siêu bộ”, Tô Đại và Thủ Chính chặn đường Lương Cường ra sao?

Việc Tổng Trọng vắng mặt liên tiếp trong các kỳ họp quan trọng gần đây, liên quan đến việc chuẩn bị cho Kế hoạch Nhân sự của Đại hội 14, đã trở thành điều dễ hiểu.

Ông Trọng xuất hiện trước công chúng lần cuối vào chiều ngày 20/6, trong buổi tiếp và làm việc với Tổng thống Nga Putin. Hình ảnh từ truyền thông nhà nước cho thấy, Tổng Trọng có một thể trạng quá yếu, không có khả năng tự đứng lên hay đi lại. Các nguồn tin nội bộ cho biết, ông Trọng đang được các bác sĩ điều trị tích cực trong Bệnh viện Quân đội 108 tại Hà Nội.

Liên quan đến cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư, để thay thế cho ông Nguyễn Phú Trọng, được cho là khả năng cao sẽ nghỉ trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 10 (vào tháng 10/2024). Theo giới quan sát, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Tô Lâm đang là 2 ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế này.

Theo giới thạo tin, giữa 2 ông Lâm và Chính vẫn thường xuyên nghi ngờ lẫn nhau. Dẫu rằng, nguồn tin nội bộ khẳng định, ông Tô Lâm và ông Chính cùng là đàn em của cựu Thủ tướng Ba Dũng. Nhưng cuộc đua vào chiếc ghế quyền lực bậc nhất này, không có sự khoan nhượng.

Thủ tướng Chính được cho là ở vị thế “lép vế hơn” so với Chủ tịch nước Tô Lâm, với lý do, ông Tô Lâm và Bộ Công an nắm rất rõ các sai phạm của Thủ Chính, trong mối quan hệ với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Công ty AIC – nhân vật đang bị nhà nước Việt nam truy nã.

Tuy nhiên, bà Nhàn là người có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao, đặc biệt là các tướng lĩnh Quân đội. Bởi bà có liên quan tới nhiều hợp đồng mua bán vũ khí, thay thế cho vũ khí của Nga.

Đây là lý do vì sao, khả năng Việt Nam bắt được bà Nhàn về Hà Nội quy án, là điều gần như không thể.

Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính vốn xuất thân từ Tướng Tổng cục 5 – Tổng cục Tình báo của Bộ Công an. Ông cũng là một chính khách khôn khéo, quyền biến khôn lường. Thủ Chính là người có nhiều mưu ma chước quỷ, người ta gọi ông Chính là “tắc kè hoa đổi màu”. Đó là lý do, các đối thủ chính trị hay các đồng minh khó có thể biết rõ, ông Chính đang có những toan tính hay âm mưu gì?

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, không thể bỏ qua vai trò của Đại tướng Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư, như một ứng viên sách giá. Ông Cường có thể bất ngờ sẽ vượt lên, để trở thành Tổng Bí thư tại Đại hội 14 tới đây, bỏ qua cả 2 ứng viên là Tô Lâm và Phạm Minh Chính.

Ngày 10/7, truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin, về việc Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết Định số 613/QĐ-TTg. Theo đó, Thủ tướng “phân công” cho Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thay mặt Chính phủ, làm việc với các địa phương Hưng Yên và Đà Nẵng, về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập cảng.

Cụ thể, Quyết định số 613/QĐ-TTg nêu rõ, Bộ trưởng Lương Tam Quang có trách nhiệm làm việc về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập cảng, tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật, kỷ cương hành chính… và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn.

Công luận đặt câu hỏi, chỉ đạo kể trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính xuất phát từ đâu? Từ gợi ý của Chủ tịch Tô Lâm, hay tự bản thân Thủ Chính chủ động đề xuất?

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, Quyết định số 613/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính ký, cho thấy, Bộ trưởng Quang được giao vai trò như một thủ tướng chính phủ, và vai trò của các bộ trưởng, đối với 2 tỉnh vừa kể. Và điều đó cũng cho thấy, vị thế khuynh loát tuyệt đối của Bộ Công an trong giai đoạn hiện nay.

Việc Thủ tướng Chính bước đầu áp dụng một thủ tục đặc cách, chỉ là một ví dụ ban đầu, để khẳng định rõ vai trò “siêu bộ” của Bộ Công an. Đây sẽ là tiền đề, mở đầu cho chủ trương biến Bộ Công an hiện nay dưới thời Chủ tịch Tô Lâm, có vị thế là một “siêu bộ”. Tiến tới, trong một thời gian ngắn nữa, “siêu bộ” này có thể hoàn toàn khống chế và vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống quyền lực chính trị hiện nay. Bao gồm cả Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và kể cả Ban Chấp hành Trung ương, là điều có thể./.

 

Trà My – Thoibao.de