Tổng Trọng ra đi: Sự thật hay tin đồn?

Huân chương Sao Vàng là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có từ tháng 6/1947, và được bổ sung vào tháng 11/2003.

Huân chương Sao Vàng được tặng hoặc truy tặng, cho cá nhân và tập thể có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc, trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản. Huân chương Sao Vàng không chia hạng, và thẩm quyền tặng, truy tặng Huân chương Sao Vàng, do Chủ tịch nước quyết định.

Báo Tuổi Trẻ ngày 18/7 đưa tin “Quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Bản tin cho biết, Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng cho Tổng Trọng. Ngay sau khi Bộ Chính trị có quyết định này, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Trọng.

Theo giới quan sát, quyết định vừa kể của Đảng và nhà nước Việt Nam cho thấy, đây là động thái dọn đường cho khả năng Tổng Trọng sẽ rút lui khỏi chính trường, trước Hội nghị Trung ương 10, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2023, vì lý do sức khỏe.

Điều vừa kể hoàn toàn phù hợp với tình trạng sức khỏe của ông Trọng trong thời gian gần đây, được cho là rất xấu. Cụ thể, ông Trọng xuất hiện lần cuối trước ống kính truyền thông, là chiều ngày 20/6, trong buổi hội đàm với Tổng thống Nga Putin. Hình ảnh lần này của ông Trọng cho thấy, tình trạng sức khỏe của ông hết sức đáng lo ngại.

Thông tin mới nhất, báo Thanh Niên đầu giờ chiều ngày 18/7 đưa tin, “Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Bản tin cho biết, Văn phòng Trung ương Đảng đã phát thông báo của Bộ Chính trị, về tình hình sức khỏe của Tổng Trọng. Thông báo nêu rõ, thời gian qua, theo yêu cầu của hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe.

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo trách nhiệm, quyền hạn, được Bộ Chính trị quy định.

Một nguồn tin nội bộ của thoibao.de, mới nhất cho hay, “Thông Tin Về Việc Lo Hậu Sự Cho Nguyễn Phú Trọng”.

Theo đó, ngày 15/7, Thiếu tướng Lê Hữu Song – Giám đốc Bệnh viện 108, Ban Bảo vệ Sức khoẻ Trung ương, và các bác sỹ Trung Quốc, cùng hội chẩn và kết luận, Tổng Trọng đã chết não.

Ông Lê Hữu Song đã đến số 05 Thiền Quang, nơi bà Ngô Thị Mận – vợ ông Nguyễn Phú Trọng cư trú, ông thông báo cho gia đình chuẩn bị tinh thần, xác định việc lo hậu sự cho ông Trọng.

Nguồn tin cho biết:

“Dự kiến của nhà nước muốn chọn đỉnh núi Thạch Bàn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc làm nơi an táng cho ông Nguyễn Phú Trọng ( Tam Đảo còn được gọi là Ba Gò hay tên gọi khác Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Nếu những ngày thời tiết đẹp đứng trên đỉnh núi này có thể nhìn thấy rõ toàn bộ nội thành Hà Nội).

Nhưng bà Ngô Thị Mận và con gái đầu Nguyễn Kim Ngọc từ chối, và muốn đưa bố về xã Ðông Hội, huyện Đông Anh chôn cất. Theo bà [Mận] nói, “Khi khoẻ ông nhà tôi nói làm quan chức, nhà nào to dành ở, khi chết còn dành đất của dân để xây lăng mộ, đời sau con cháu nó nguyền rủa…”

Và bà còn nói thêm; “Sống đừng để phải xót xa ân hận, về với cát bụi lại càng phải giản dị và khiêm tốn”.

Theo nhận định của các bác sỹ tại Bệnh viện 108, thì trong tháng này hoặc đầu tháng sau, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chết.

Thoibao.de không có điều kiện kiểm chứng thông tin vừa kể.

Theo giới phân tích, Tổng Trọng – một nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, được cho là tham quyền cố vị, trên cương vị Tổng Bí thư đã 3 nhiệm kỳ, với thời gian tại vị gần 13 năm, đã buộc phải kết thúc sự nghiệp chính trị.

Đáng chú ý, trong thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Trọng, đã nêu rõ: “Trước mắt, Bộ Chính trị phân công, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.”

Trong bối cảnh nội bộ Đảng chia rẽ sâu sắc, với sự cạnh tranh của nhiều phe cánh và các nhóm lợi ích khác nhau. Điều đó đã cho thấy, Tô Chủ tịch vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ trong khuôn khổ các quy định của Đảng. Cuộc chiến quyền lực từ nay đến Hội nghị Trung ương 10 nói riêng, hay Đại hội Đảng 14 nói chung, sẽ diễn ra hết sức quyết liệt, trong điều kiện “rắn mất đầu”./.

 

Trà My – Thoibao.de