Trong một thời gian dài, Tô Lâm ẩn nấp dưới trướng ông Nguyễn Phú Trọng và giấu mình thật kỹ.
Tô Lâm đã đóng vai trò là “người dễ bảo” đối với ông Tổng. Ngay cả việc dám hy sinh danh dự trước các nước châu Âu, để thực hiện mệnh lệnh của ông Tổng, mà Tô Lâm cũng dám làm.
Có lẽ, vì đóng vai là kẻ “dễ bề sai bảo”, nên Tô Lâm cũng khiến cho ông Trọng lầm tưởng, rằng, Tô Lâm không đáng sợ. Việc ông Trọng chọn Vương Đình Huệ làm người kế nhiệm, và Võ Văn Thưởng là nhân vật thứ nhì, dự phòng cho Vương Đình Huệ, như là cái tát trời giáng vào mặt Tô Lâm. Cả đời tận tụy làm theo lời ông Tổng, mà bị ông không coi trọng bằng 2 nhân vật kia. Rõ ràng, ông Trọng không đánh giá cao Tô Lâm, chỉ xem Tô Lâm là công cụ, chứ không xem là người kế thừa.
Thực sự, Tô Lâm là người đầy toan tính. Nhờ nghe lời Tổng Trọng vô điều kiện, nên Tô Lâm có thể âm thầm xây dựng lực lượng Hưng Yên vững chắc trong Bộ Công an. Đây là cách mà Tô “nuôi quân” 8 năm, để dùng trong 1 giờ. Chính vì ông Tổng coi thường Tô Lâm, nên không quan tâm đến việc Tô Lâm xây dựng lực lượng Hưng Yên là mối nguy. Đến thời điểm chín muồi, Tô Lâm bung quân ra, đánh gục hết toàn bộ hạt giống mà ông Trọng nuôi dưỡng, để ngoi lên thành thế lực mạnh nhất, thay cho thế lực của ông Trọng.
Cách thức Tô Lâm nuôi quân ấy, chính là hình thức “kinh doanh” chính trị. Suốt 8 năm, Tô Lâm đã dùng hết “vốn liếng” có được, nhờ sự ban ơn của ông Trọng, để “góp gió thành bão”. Đến khi thế lực Hưng Yên đủ mạnh, Tô Lâm dùng Bộ Công an để “tạo phản” và thâu tóm quyền lực.
Giờ đây, quyền lực của Tô Lâm ngày càng phình to, và Tô Lâm tiếp tục đánh nhanh thắng nhanh, triệt hạ những kẻ không cùng phe cánh. Cứ mỗi lần chiến thắng, thì quyền lực của Tô Lâm lại được củng cố hơn, thế lực của nhóm Hưng Yên cũng ngày một “bành trướng”. Có thể nói, Chủ tịch nước Tô Lâm là kẻ cơ hội nhất trong Bộ Chính trị hiện nay. Dù chỉ là cơ hội nhỏ nhất, Tô Lâm vẫn tận dụng, bất chấp tai tiếng.
Với bản chất là một kẻ cơ hội, Tô Lâm đã tận dụng tốt sự ưu ái của ông Trọng. Liệu rằng, khi mà không còn ai đứng ở vị trí cao hơn, thì ai có thể “nhốt quyền lực” của Tô Lâm lại được đây? Bộ Chính trị bao lâu nay được mệnh danh là “bộ siêu quyền lực”, nhưng nay đã bị Tô Lâm liên tiếp xỏ mũi dắt đi.
Có thể nói, đến thời điểm này, kẻ cơ hội đang có cơ hội tốt nhất, để trở nên ông trùm trong Đảng; để biến nhóm lợi ích Hưng Yên thành nhóm trùm; để biến người thân trong gia đình thành những ông/ bà trùm mới, trong nhóm Hưng Yên.
Đã từng có lúc, những phe khác có thể cản đường được Tô Lâm. Nhưng họ lại chẳng thể làm được. Nguyên nhân là nhóm nào cũng muốn tranh phần hơn, nhất quyết không chịu thiệt trong sự hợp tác. Chưa có thành quả nhưng phe nào cũng tranh công. Chính vì thế, sự hợp tác giữa Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang vẫn chưa đi đến đâu, mặc dù 2 vẫn có sự kết nối, từ trước khi Tô Lâm nắm quyền Tổng Bí thư.
Lúc này đây, phe Tô Lâm đang băng băng về đích, nếu phe Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang vẫn loay hoay trong việc phân chia quyền lợi, thì rất có thể, chẳng còn quyền lợi đâu mà phân chia. Bởi một khi Tô Lâm đã chính thức lên làm Tổng Bí thư, thì gần như, quân đội sẽ bị Tô Lâm kiểm soát. Bởi lúc đó, Tô Lâm nghiễm nhiên nắm chức Bí thư Quân ủy Trung ương, đứng đầu Bộ Quốc phòng về mặt Đảng.
Khi đó, cả Phan Văn Giang và Phạm Minh Chính đều có nguy cơ bị bóc phốt từ Tốc cục 2 – Bộ Quốc phòng. Với kẻ cơ hội như Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Phan Văn Giang mà chậm là thua.
Hoàng Phúc-Thoibao.de