“Lên ngôi hoàng đế”, Tô ban lệnh ân xá và “bố cáo thiên hạ”?

Lịch sử thời phong kiến, khi vua chúa mới lên ngôi, thì ban hành lệnh ân xá cho tù nhân và bố cáo thiên hạ. Đấy được xem như “ân sủng đầu tiên” của vị vua mới, đối với thần dân. Tuy nhiên, việc ân xá thường được chọn lọc, chỉ ân xá cho thành phần không gây nguy hiểm cho triều đình, như quan lại phạm những tội tham ô, hay các phạm nhân đầu trộm đuôi cướp. Còn những người dám thẳng thắn phê phán triều đình, thì chẳng bao giờ được hưởng cái gọi là “ân xá”.

Chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay, được xem là một loại nhà nước phong kiến trá hình. Tuy mang danh nền “cộng hòa”, nhưng thực chất, trong bộ máy chính quyền lại vẫn duy trì hủ tục cha truyền con nối. Chính sách này được gắn với cái tên gọi mỹ miều, là “hồng hơn chuyên”, và cụm từ “hạt giống đỏ” không xa lạ gì với người dân Việt Nam.

Nếu chế độ phong kiến tung hô các bậc đế vương là “vạn tuế” và “thiên tuế”, thì chính quyền Cộng sản cũng tung hô Đảng là “muôn năm”, tung hô lãnh tụ là “sống mãi”. Về cách cai trị, thì rõ ràng, chế độ Cộng sản sử dụng các chính sách không khác gì chế độ phong kiến, ở những triều đại hà khắc nhất.

Những ngày gần đây, nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, Tô Lâm đã cho triệu tập cuộc họp bất thường của Bộ Chính trị, để ép đồng ý cho ông ta giữ chức Tổng Bí thư chính thức, và kiêm luôn Chủ tịch nước.

Giới thạo tin đánh giá, rất khó để Bộ Chính trị có thể lật kèo trước Tô Lâm, khả năng Tô Lâm nhất thể hoá rất cao. Và thực tế, Tô Lâm đã được bầu để chính thức trở thành Tổng Bí thư, trong cuộc họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8.

Trước đó, ngày 28/7, các tờ báo trong nước đồng loạt đăng tin “Bộ Công an: Ông Chu Ngọc Anh nếu đủ điều kiện sẽ được xem xét đặc xá”.

Bộ Công an thông báo, cũng đồng nghĩa là Tô Lâm thông báo, lẽ nào, đây là hình thức ban lệnh “ân xá”, nhân dịp Tô Lâm “lên ngôi hoàng đế”?

Ông Chu Ngọc Anh là quan chức dính tới vụ Việt Á – vụ án được xem là độc ác nhất đối với nhân dân.

Trong cao điểm của dịch Covid-19, tính mạng của người dân bị đe dọa, kinh tế của người dân kiệt quệ, nhưng nhóm lợi ích Việt Á vẫn nhẫn tâm, đẩy người dân đến gần cái chết hơn, và vắt cạn túi tiền của họ. Tội này thật sự không thể dung thứ.

Tuy nhiên, đấy là tội ác với nhân dân, chứ không phải tội ác với Đảng. Nguồn tiền mà Việt Á vét được, họ không ăn một mình. Nguồn tiền này đã giúp rất nhiều quan tham đầy túi, trong đó có Chu Ngọc Anh.

Rất có thể, sau khi Tô Lâm “lên ngôi”, ông lại vung tay ân xá cho vô số tội phạm đầu trộm đuôi cướp, rất nguy hiểm cho xã hội. Xã hội bất an không thể động đến lòng trắc ẩn của Tô Lâm, ông chỉ quan tâm đến những người mà ông ta cho là “phản động” mà thôi. Những người dám mở lời phê phán chế độ, phê phán lãnh đạo, chắc chắn sẽ không được ân xá.

Ngày 2/8, Bộ Chính trị họp bất thường, và đồng ý cho ông Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư. Ngày 3/8, cuộc họp bất thường của Trung ương Đảng đã bỏ phiếu cho Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư. Còn việc nhất thể hoá cả 2 chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, thì không thấy thông báo.

Khả năng Tô Lâm nhả chức Chủ tịch nước không cao, bởi theo một số nhà phân tích, Tô Lâm rất say mê quyền lực, còn hơn cả Tổng Trọng.

Khi chính thức lên làm Tổng Bí thư, xem như, Tô Lâm đã chính thức trở thành “ông vua” trong Đảng. Ông đã nắm trong tay Bộ Công an, và giờ đây, lại nắm tiếp chức Bí thư Quân ủy Trung ương, thì Tô Lâm không khác gì một ông vua.

Với thâm ý thực hiện một chế độ gia đình trị, thì có thể nói, Tô Lâm là ông vua trá hình trong xã hội ngày nay. Một ông vua bạo ngược và chuyên chế. Dân Việt Nam sắp phải khốn khổ vì ông vua này.

 

Trần Chương – Thoibao.de